Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gưapj bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gưapj bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và xúc động. Việc làm đó đã tác động sâu sắc đến cả hai người: một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người lính già đã mất hết người thân vì chiến tranh. Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động: Xô-cô-lốp: Xô-cô-lốp cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi → đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Xô-cô-lốp yêu thương bé Va-ni-a rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu → tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc. Có bé Va-ni-a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn” → chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn. Va-ni-a Khi được Xô-cô-lốp nhận làm con, Va-ni-a vô cùng sung sướng và xúc động: “Nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán”. “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”. Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”. Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai con người đều phải chịu nhiều mất mát lớn lao trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau rồi thì gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau. Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô-cô-lốp hoàn toàn trùng khớp nhau: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” → đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đậm đà giá trị nhân đạo. (Trả lời bởi Minh Thư)
An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào? (Khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau không nguôi)?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCuộc đời cô đơn, đau khổ của An-đrây Xô-cô-lốp với những khó khăn chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động và chân thực.
Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống. Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...” Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”⇒ Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phải khóc.
(Trả lời bởi Minh Thư)
Nhận xét về thái độ của người kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của người kể chuyện Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a: nghĩ rằng con người nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách…Nhà văn tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng to lớn của những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh ⇒ đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩa tư tưởng của cả đoạn trích. (Trả lời bởi Minh Thư)
Theo anh (chị), qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGợi ý tên truyện nguyên văn bằng tiếng Nga là Sutba delveka có nghĩa là "số phận một con người". Vậy đề tài của truyện là phản ánh số phận một con người cụ thể: cậu bé Va-ni-a hoặc Xô-cô-lốp chứ không phải số phận con người nói chung. Tuy nhiên, đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, nên những nỗi đau mất mát quá lớn của con người sau chiến tranh cũng là chủ đề cửa truyện ngắn này. Sô-lô-khốp đã trăn trở về vấn đề cuộc sống, sinh mạng con người, cũng như vấn đề hạnh phúc của những người sống sót sau chiến tranh.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của cách mạng có thể vượt qua số phận.
(Trả lời bởi Dương Hoàng Minh)
Tìm cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhan dân Liên Xô.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTruyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của văn học Xô viết. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn mới và cách mô tả mới hiện thực cuộc sống vô cùng phức tạp trong chiến tranh. Tác giả đã sáng tạo hình tượng người anh hùng kiểu mới mang trên vai trách nhiệm nặng nề trước sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Xô viết, trước sự nghiệp hòa bình và an ninh của toàn nhân loại. Sô-lô-khốp miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me”. Nhân dân liên xô đã vượt qua muôn vàn khó khăn, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng loài người khỏi nạn diệt chủng của bọn phát xít. Nhân vật Xô-cô-lốp, với thời gian cầm súng không nhiều, đã phải vượt qua bao gian khổ của thời chiến cũng như thời bình. Đó là người anh hùng vô danh, người chiến sĩ kiên cường với một trái tim nhân hậu. Đặc sắc nghệ thuật của truyện: cách xây dựng kết cấu truyện lồng trong truyện, cách kể chuyện, tả cảnh, vẽ chân dung, phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật. Sự ngưỡng mộ và cảm thông của nhà văn được gửi gắm qua phong cảnh, cách miêu tả và lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. (Trả lời bởi Minh Thư)
Tưởng tượng và viết một đoạn văn về cuộc sống tương lai của hai bố con An-đrây Xô-cô-lốp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải