Đường về quê mẹ

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 47)

Hướng dẫn giải

- Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân

- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư Sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều trang 48)

Hướng dẫn giải

Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều trang 48)

Hướng dẫn giải

- Khổ 2: Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn "tôi" về quê: những rặng cây đề, là con sông lượn ven đê, là cồn cỏ xanh, bãi tía, người làm đất trồng cây.

- Khổ 4: Miêu tả cuộc sống nơi thôn quê, với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh có trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi. 

=>  Đó đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa. Những khung cảnh, bình dị, gần gũi.

(Trả lời bởi SonGoku)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Thanh xuân người mẹ bị tàn phai theo năm tháng

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Thể thơ: thơ bảy chữ.

- Vần được gieo trong bài thơ: vần chân (ngần – thân, đê – bề, vàng – bàng, đầu – nâu, đồng – hồng, quen – quên).

- Nhịp thơ: 4/3.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 1 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bài thơ là lời của nhân vật “tôi”.

- Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo nội dung xoay quanh bài thơ, miêu tả khung cảnh đồng quê trên đường đi của mấy mẹ đã hiện lên những kí ức đẹp về thiên nhiên và con người quê ngoại.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 2 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bố cục bài thơ: gồm 6 khổ thơ.

+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 3 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.

- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 4 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của nhà thơ mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Qua đó, ta thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương, và sự yêu mến, niềm tự hào của người con về vẻ xinh đẹp, đằm thắm của người mẹ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

CH cuối bài 5 (SGK Cánh Diều trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. Bức tranh làng quê xưa hiện ra trước mắt em vô cùng thanh bình và tươi đẹp với những cảnh vật vô cùng gần gũi với chúng ta như rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)