Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

- Ước mong của cô bé:

Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp.Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng.Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel - mong muốn được đón giao thừa như mọi người.Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà - mong muốn được che chở, yêu thương.Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

- Không thể thay đổi trình tự của các lần quẹt diêm. Bởi nó phù hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thoải mãn từ nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm - no bụng - niềm vui đêm giao thừa - tình yêu thương của bà).

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

- Thái độ của người kể chuyện: sự đồng cảm và tình yêu thương sâu sắc với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.

 

- Tác giả đã thể hiện thái độ thương cảm trực tiếp “Em bé đáng thương, bụng đói rét…”, “Em đã chết vì rét trong đêm giao thừa”, hoặc khi miêu tả cái chết của cô bé nhưng không hề đáng sợ: “một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”...

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

- Một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường:

Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”....

- Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, vô cảm và không có tình yêu thương giữa con người đối với con người.

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

Với những chi tiết, hình ảnh đó, tác giả đã làm nổi bật tình cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm.

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

Kết truyện có hậu. Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 72)

Hướng dẫn giải

Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Cháu đã đọc khá nhiều tác phẩm của ông. Và “Cô bé bán diêm” chính là tác phẩm mà cháu yêu thích nhất. Đây quả là một câu chuyện cảm động với tính nhân văn sâu sắc. Cháu chắc chắn không thể quên được hình ảnh cô bé trong truyện. Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Nhưng không một ai đi qua chú ý đến sự tồn tại của cô bé hay động lòng thương mua giúp cô một hộp diêm. Để rồi cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. Chắc hẳn với câu chuyện này, nhà văn đã muốn tố thái độ và sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội đó. Nhưng với cháu, hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà mới là ấn tượng nhất. Có thể khẳng định rằng, truyện “Cô bé bán diêm” quả là một tác phẩm hấp dẫn, nhân văn.

(Trả lời bởi Pham Quoc Hung)
Thảo luận (1)