Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThấy các con không hòa thuận, người cha gọi các con đến và bảo các con ai bẻ được bó đũa thì cha thưởng cho túi tiền
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Vì sao không người con nào bẽ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng
a. Họ họ cầm cả bó đũa mà bẻ
b. Vì họ bẻ từng chiếc một
c. Vì họ vẻ không đủ mạnh
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhông người con nào bẽ gãy được bó đũa vì:
Đáp án: a. Họ họ cầm cả bó đũa mà bẻ
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con: Anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong các câu in nghiêng?
Anh Sơn đố Linh: "Đố em xe nò được đi trên vỉa hè". Linh lẩm nhẩm: "Xe máy xe đạp xe xích lô xe bò...", rồi lắc đầu:
- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.
- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐiền dấu phẩy:
Anh Sơn đố Linh: "Đố em xe nò được đi trên vỉa hè". Linh lẩm nhẩm: "Xe máy, xe đạp, xe xích lô, xe bò...", rồi lắc đầu:
- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.
- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)