Bài thơ là tâm trạng luyến nhớ về mùa thu Hà Nội. Tiếp theo là cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người Việt Nam. Cuối cùng nhà thơ nhận thức tình yêu quê hương – đất nước, ý thức căm thù và quật khởi quật cường. |
Bài thơ là tâm trạng luyến nhớ về mùa thu Hà Nội. Tiếp theo là cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người Việt Nam. Cuối cùng nhà thơ nhận thức tình yêu quê hương – đất nước, ý thức căm thù và quật khởi quật cường. |
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
Đọc tác phẩm và xác định đúng yêu cầu đề bài
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả.
Bộc lộ thế giới quan, thế giới tinh thần để nói lên tâm trạng, tình cảm, cảm xúc đối với quê hương đất nước đồng thời cũng cho ta thấy được sự tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bài thơ có các hình ảnh từ những biện pháp tu từ,... đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,... của tác giả?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu tác phẩm
- Ôn lại những kiến thức liên quan đến các biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: Điệp từ (những, của, chúng ta,....), điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng.../ Những ngả đường..../ Những dòng sông....), điệp ngữ (đây là chúng ta), nhân hóa (trời thu thay áo mới, gió thổi rừng tre phấp phới,...), so sánh.
Những biện pháp đã tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng về bức tượng đài hình ảnh đất nước trong khoảng chiến đấu và chiến thắng.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
Đọc bài thơ và xác định đúng yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Cảm hứng chủ đạo: Quê hương đất nước (Đó là những suy cảm về một đất nước đầy đau thương nhưng lại giàu đẹp, hiền hòa, gần gũi và giàu truyền thống lịch sử cách mạng).
- Chủ đề bài thơ: Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.
Lời giải chi tiết:
Những bài thơ viết về đất nước:
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Quê hương – Đỗ Trung Quân
Về làng – Nguyễn Duy
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Quê hương – Tế Hanh
Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh
Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa
Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ ngữ nào?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
Đọc bài thơ và tìm hiểu tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ “tôi” (Tôi nhớ những ngày thu đã xa).
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy hình dung về Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm và xác định đúng đề bài.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại → ý chí quyết tâm.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Khổ 3 chú ý đến độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐộ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 4 (trang 71, sgk Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Hình dung bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTâm trạng con người thay đổi: Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, hân hoan, phơi phới, tự hào.
Cái nhìn thay đổi của thiên nhiên không còn im lặng nữa mà như đang cất tiếng nói, từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.
→ Bức tranh thu đẹp, tràn ngập niềm vui sướng, tự hào.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý đến những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐất nước đau thương: Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, dây thép gai – đâm nát trời chiều,... Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
Nhớ mắt người yêu → sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)