Quan sát các đa giác ở Hình 34 và cho biết đa giác nào là đa giác lồi.
Quan sát các đa giác ở Hình 34 và cho biết đa giác nào là đa giác lồi.
Cho các vật thể có dạng các đa giác đều như ở Hình 35. Gọi tên từng đa giác đều đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải35a: ngũ giác đều, 35b: lục giác đều, 35c: bát giác đều,
35d: cửu giác đều, 35e: thập giác đều, 35f: đa giác đều 12 cạnh.
(Trả lời bởi datcoder)
Mỗi phát biểu sau đây có đúng hay không? Vì sao?
a) Đa giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của đa giác đó là đa giác lồi.
b) Tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau là tứ giác đều.
c) Tứ giác có tất cả các góc bằng nhau là tứ giác đều.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Đúng (theo định nghĩa).
b) Sai, vì hình thoi có 4 cạnh bằng nhau nhưng 2 góc kề nhau không bằng nhau nên không phải tứ giác đều.
c) Sai, vì hình chữ nhật có 4 góc bằng nhau nhưng 2 cạnh kề nhau không bằng nhau nên không phải là tứ giác đều.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát từng đa giác đều và tìm số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Quan sát hình 36a, 36b, 36c và dùng compa, thước thẳng để vẽ lục giác đều theo cách đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Bước 1: Dùng compa vẽ đường tròn (O) có bán kính bất kì.
– Bước 2: Lấy điểm A bất kì nằm trên đường tròn (O).
– Bước 3: Vẽ cung tròn tâm A bán kính AO, cắt đường tròn (O) tại điểm B.
– Bước 4: Lặp lại Bước 3 ở trên, ta được các điểm C, D, E, G
– Bước 5: Dùng thước nối các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG, GA ta được hình lục giác đều ABCDEG.
(Trả lời bởi datcoder)
a) Ở Hình 37a, ta thực hiện phép quay giữ nguyên hình đa giác đều có 7 cạnh ABCDEGH và biến các điểm A, B, C, D, E, G, H lần lượt thành các điểm H, A, B, C, D, E, G. Phép quay đó là phép quay nào?
b) Ở Hình 37b, ta thực hiện phép quay giữ nguyên hình đa giác đều có 7 cạnh ABCDEGH và biến các điểm A, B, C, D, E, G, H lần lượt thành các điểm B, C, D, E, G, H, A. Phép quay đó là phép quay nào?
c) Ở Hình 38a, ta thực hiện phép quay giữ nguyên hình đa giác đều có 8 cạnh ABCDEGHK và biến các điểm A, B, C, D, E, G, H, K lần lượt thành các điểm B, C, D, E, G, H, K, A. Phép quay đó là phép quay nào?
d) Ở Hình 38b, ta thực hiện phép quay giữ nguyên hình đa giác đều có 8 cạnh ABCDEGHK và biến các điểm A, B, C, D, E, G, H, K lần lượt thành các điểm K, A, B, C, D, E, G, H. Phép quay đó là phép quay nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGọi tâm của đa giác đều là O.
a) Hình 37a, phép quay ngược chiều tâm O biến các điểm A, B, C, D, E, G, H lần lượt thành các điểm H, A, B, C, D, E, G.
b) Hình 37b, phép quay thuận chiều tâm O biến các điểm A, B, C, D, E, G, H lần lượt thành các điểm B, C, D, E, G, H, A.
c) Hình 38a, phép quay thuận chiều tâm O biến các điểm A, B, C, D, E, G, H, K lần lượt thành các điểm B, C, D, E, G, H, K, A.
d) Hình 38b, phép quay ngược chiều tâm O biến các điểm A, B, C, D, E, G, H, K lần lượt thành các điểm K, A, B, C, D, E, G, H.
(Trả lời bởi datcoder)
Tìm hiểu và chỉ ra những vật thể trong thực tiễn mà cấu trúc của nó có dạng hình đa giác đều.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong tự nhiên: tổ ong, cột đá badan, hoa (hoa loa kèn, hoa huệ tây, hoa nhài,…)…
Trong nghệ thuật: kiến trúc (kim tự tháp, mái vòm, nhà thờ,…), họa tiết (hoa văn hồi văn, …), tranh vẽ,…
Trang trí: gạch lát nền, gương trang trí, đồ trang sức,…
Công nghệ: vi mạch điện tử, màn hình tinh thể lỏng,..
(Trả lời bởi datcoder)