Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Tranh số 1:

+ Hành vi vi phạm: Điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chở quá số người khi tham gia giao thông.

+ Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, các bạn học sinh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

- Tranh số 2:

+ Hành vi vi phạm: xả chất thải trái phép ra môi trường.

+ Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chủ thể có hành vi xả chất thải trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Trường hợp 1.

Bạn D (14 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Trốn học để đi chơi điện tử, sử dụng ma túy

- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện nghĩa vụ học tập và sử dụng chất cấm

- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có (14 tuổi có khả năng nhận thức hành vi nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: đe dọa gây thiệt hại cho bản thân và xã hội

- Loại vi phạm: vi phạm hành chính

Anh T (20 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Dụ dỗ trẻ vị thành niên sử dụng ma túy

- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện hành vi bị pháp luật cấm (dụ dỗ và sử dụng chất cấm)

- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: gây ra thiệt hại cho xã hội

- Loại vi phạm: vi phạm hình sự

Trường hợp 2. Anh G (16 tuổi)

- Hành vi vi phạm: Điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định, gây tai nạn cho chị M

- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ

- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Gây ra thiệt hại (làm chị M bị thương tỉ lệ thương tật dưới 11%)

- Loại vi phạm: vi phạm hành chính

Trường hợp 3. Ông V (công chức nhà nước)

- Hành vi vi phạm: Sử dụng xe cơ quan trong giờ làm việc để giải quyết việc riêng

- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật và nội quy cơ quan

- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý

- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đe dọa gây thiệt hại (sử dụng tài sản công cho việc cá nhân)

- Loại vi phạm: Vi phạm kỷ luật

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Trường hợp 1.

- Bạn D chịu trách nhiệm hành chính

- Anh T chịu trách nhiệm hình sự

Trường hợp 2. Anh G chịu trách nhiệm hành chính

Trường hợp 3. Ông V chịu trách nhiệm kỉ luật

Mục đích của trách nhiệm pháp lí:

- Trừng trị người và pháp nhân thương mại phạm tội

- Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật

- Ngăn ngừa phạm tội mới

- Giáo dục người và pháp nhân thương mại khác

- Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:

- Bảo vệ lợi ích xã hội

- Đảm bảo tính công bằng và công lí

- Khuyến khích sự tuân thủ pháp luật

- Tạo niềm tin vào hệ thống pháp luật

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Quan điểm a) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Quan điểm b) Không đồng tình, vì:

+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

- Quan điểm c) Không đồng tình, vì:

+ Theo Luật Trẻ em (2016), trẻ em là người dưới 16 tuổi.

+ Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 nêu rõ: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Quan điểm d) Không đồng tình, vì: tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà các chủ thể (ở độ tuổi khác nhau, thậm chí dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lí khác nhau.

- Quan điểm e) Đồng tình, vì: một người phạm tội vừa có thể bị phạt hành chính, vừa có thể phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a)

+ Hành vi vi phạm: tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng.

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

- Trường hợp b)

+ Hành vi vi phạm: cướp giật điện thoại di động của người đi đường.

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp c)

+ Hành vi vi phạm: cưỡng đoạt tài sản của người khác (tài sản trị giá 200 triệu)

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự

- Trường hợp d)

+ Hành vi vi phạm: tham gia giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn, gây tai nạn giao thông (không thiệt hại về người)

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp 1.

+ Dấu hiệu vi phạm: tàng trữ, buôn bán hàng giả

+ Loại hình vi phạm: vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự (tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng)

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự (tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng)

- Trường hợp 2.

+ Dấu hiệu vi phạm: cưỡng đoạt tài sản của người khác (tài sản trị giá 5 triệu đồng)

+ Loại hình vi phạm: vi phạm dân sự

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp 3.

+ Dấu hiệu vi phạm: vi phạm hợp đồng

+ Loại hình vi phạm: vi phạm dân sự

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp 4.

+ Dấu hiệu vi phạm: vi phạm nội quy cơ quan

+ Loại hình vi phạm: vi phạm kỉ luật

+ Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Kế hoạch buổi tuyên truyền pháp luật về giao thông

I. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Tuyên truyền và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh.

Giảm thiểu vi phạm giao thông và tai nạn giao thông trong cộng đồng học sinh.

II. Đối tượng tham gia

- Học sinh lớp 9A

- Giáo viên chủ nhiệm

III. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: 19/3/2025

- Địa điểm: Phòng học lớp 9A

IV. Nội dung chương trình

1. Chuẩn bị

1.1. Phân công nhiệm vụ

- Giáo viên chủ nhiệm: Chịu trách nhiệm tổng quát, phối hợp với học sinh.

- Học sinh phụ trách thiết bị: Chuẩn bị máy chiếu, loa, micro, và các thiết bị cần thiết khác.

- Học sinh phụ trách nội dung: Thu thập tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình và các hoạt động tương tác.

1.2. Chuẩn bị tài liệu

- Slide bài giảng về pháp luật giao thông.

- Tài liệu tham khảo và tờ rơi về luật giao thông.

- Video clip minh họa về an toàn giao thông.

2. Chương trình buổi tuyên truyền

2.1. Phần 1: Khai mạc (10 phút)

- Giới thiệu về mục tiêu và ý nghĩa của buổi tuyên truyền.

- Giới thiệu đại biểu, khách mời (nếu có).

2.2. Phần 2: Nội dung chính (60 phút)

- Bài thuyết trình về pháp luật giao thông (30 phút)

- Giới thiệu về các quy định cơ bản của pháp luật giao thông đường bộ.

- Quy tắc an toàn khi tham gia giao thông: đội mũ bảo hiểm, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, quy định về tốc độ, v.v.

- Hình thức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông phổ biến.

- Chiếu video clip minh họa (10 phút)

- Các tình huống giao thông thực tế và cách xử lý.

- Hỏi đáp và thảo luận (20 phút)

- Học sinh đặt câu hỏi về các tình huống giao thông và nhận được giải đáp từ giáo viên hoặc chuyên gia (nếu có).

2.3. Phần 3: Hoạt động tương tác (30 phút)

- Trò chơi tìm hiểu luật giao thông (15 phút)

- Chia học sinh thành các nhóm và tổ chức các trò chơi liên quan đến kiến thức giao thông.

- Tình huống giả định (15 phút)

- Tổ chức các tình huống giả định về vi phạm giao thông và thảo luận cách xử lý.

2.4. Phần 4: Kết thúc (10 phút)

- Tổng kết lại những kiến thức đã được truyền đạt.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật giao thông.

- Cảm ơn và kết thúc buổi tuyên truyền.

V. Phân công cụ thể

1. Giáo viên chủ nhiệm

- Chịu trách nhiệm tổng quát, điều phối buổi tuyên truyền.

2. Học sinh phụ trách thiết bị

- Chuẩn bị máy chiếu, loa, micro, và các thiết bị cần thiết.

3. Học sinh phụ trách nội dung

- Chuẩn bị slide bài giảng, thu thập tài liệu và video clip.

- Chuẩn bị các câu hỏi cho phần thảo luận và tình huống giả định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)