Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,…
- Thương mại:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng là: nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công,…
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Trình bày bối cảnh chính trị - xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bối cảnh chính trị - xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
+ Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cổ (Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa).
+ Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.
+ Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.
+ Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
- Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Dựa vào Hình 8.8, em hãy tìm hiểu và cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết từ Ấn Độ
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.
- Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn,người Khơ-me sinh sống chủ yếu ở Cam-pu-chia và một số nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Hãy nêu cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trên cơ sở Vệ-Đà giáo, Đạo Bà-La-Môn được hình thành vào khoảng 800 năm trước Tây lịch. Đây là khoảng thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.
- Nội dung của Đạo Bà-La-Môn là đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.
- Đạo Bà-La-Môn tôn thờ Đấng Brahma, là thần linh vũ trụ, Đấng tối cao tối linh.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước ở châu Á?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhật giáo được truyền bá sang nhiều nước ở châu Á vì:
- Vì nhu cầu của dân địa phương đối với đức tin, sự quan tâm của thương nhân nước ngoài đối với đạo Phật.
- Đôi khi, Phật giáo được các nhà cai trị chấp nhận nhằm đem đạo đức phổ cập với người dân, nhưng họ không bắt buộc phải cải đạo đi theo Phật giáo.
- Khi đến với nền văn hóa mới thì các phương thức truyền đạt và phong cách của đạo Phật sẽ được sửa đổi để phù hợp với văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương, mà không ảnh hưởng đến những yếu tố về trí tuệ và lòng bi.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giá trị của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na:
+ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.
+ Ra-ma-y-a-na nói về mới tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.
+ Hai bộ sử thi này thể hiện trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của cư dân Ấn Độ cổ đại; đồng thời, có ảnh hưởng lớn đến văn học của nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo vì: tôn giáo ra đời từ rất sớm, gắn liền với đời sống dân dân, đặc biệt các vua sùng bái tôn giáo, nên cho xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Những thành tựu nào về khoa học, kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển của khoa học nhân loại
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thiên văn học: Người Ấn Độ sáng tạo ra lịch thiên văn với tháng, tuần, ngày. Họ nhận thức chính xác về hình dạng Trái Đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Toán học: người Ấn đã sáng tạo nên hệ thống 10 chữ số, sáng tạo ra số 0, tính được chính xác số
- Vật lí: biết được lực hút của Trái Đất là bao nhiêu, tìm và phát biểu được thuyết Nguyên tử
- Hóa học: do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da,…mà ngành này đã sớm hình thành và phát triển.
- Y học: dùng để tìm hiểu cơ thể của con người, chữa bệnh thông qua thuốc tê, thuốc mệ, phẫu thuật, sử dụng các thảo mộc,…
(Trả lời bởi Minh Lệ)