Bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Khởi động (SGK - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có tưới nước đầy đủ. Ở nước ta thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa.

- Quy trình trồng rừng:

* Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước: 

   + Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu.

   + Rạch bỏ vỏ bầu.

   + Đặt bầu vào lỗ trong hố.

   + Lắp và nén đất lần 1.

   + Lấp và nén đất lần 2.

   + Vun gốc.

* Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước:

   + Đào hố trồng cây.

   + Đặt cây vào hố.

   + Lấp đất kín gốc cây.

   + Nén đất.

   + Vun gốc.

- Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt:

   + Chăm sóc cây rừng định kì khoảng 1 - 2 lần mỗi năm. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm sạch cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.

   + Bảo vệ rừng bằng cách triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Rạch vỏ có bầu - Bước 2

Tạo lỗ trong hồ đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu - Bước 1

Lấp và nén đất lần 1 - Bước 4

Đặt bầu vào trong lỗ - Bước 3

Lấp và nén đất lần 2 - Bước 5

Vun gốc - Bước 6

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

- Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất: Để chôn được bầu đất, để bầu đất không lộ ra ngoài.

- Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Đặt bầu vào lỗ trong hố: Bắt đầu trồng cây.

- Lấp và nén đất lần 1: Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng.

- Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.

- Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Hình a - Đào hố trồng cây

Hình b - Vun gốc

Hình c - Đặt cây vào hố

Hình d - Nén đất

Hình e - Lấp đất kín gốc cây

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Bước 1 (a) -> Bước 2 (c) -> Bước 3 (e) -> Bước 4 (d) -> Bước 5 (b)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Các loại cây thường được dùng để trồng rừng là:

- Rừng phòng hộ: trám, sao đen, dầu rái, huỷnh, sến,… 

- Rừng sản xuất: cây keo, tre luồng, thông, bồ đề, mỡ, bạch đàn,...

- Rừng đặc dụng: gỗ lim, trầm hương, gõ đỏ,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 36)

Hướng dẫn giải

Hình a: Tỉa cành, dặm cây

Hình b: Phát quang, làm cỏ dại

Hình c: Bón phân cho cây

Hình d: Xới đất, vun gốc

Hình e: Làm hàng rào

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 36)

Hướng dẫn giải

Những việc nên làm: 1,4,5,6,8,9,10

Những việc không nên làm: 2,3,7

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Những việc nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương:

- Trồng cây gây rừng theo phát động của địa phương, trồng cây xanh theo phong trào nhà trường.

- Đi đôi với việc trồng cây là theo dõi, chăm sóc các cây con, tỉa cành lá đối với các cây già.

- Ngăn chặn các hành vi phá hoại cây xanh, bắt các động vật có ích trú ngụ ở đó.

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK - Trang 37)

Hướng dẫn giải

- Khi rễ hình thành, việc rạch vỏ bầu ra làm cho rễ không bị khống chế các mặt không gian, rễ được ngấm nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn, kích thích ra rễ non.

- Đồng thời, rễ non phát triển có cơ hội đâm sâu lan rộng trong lòng đất, tạo điều kiện sinh trưởng tốt và đứng vững hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)