Lập bảng hệ thống cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.
Lập bảng hệ thống cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.
Vẽ đường đi của một phân tử protein từ khi được tổng hợp cho đến khi được vận chuyển ra khỏi tế bào.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Đường đi của một phân tử protein từ khi được tổng hợp cho đến khi được vận chuyển ra khỏi tế bào:
- Ribosome là nơi tổng hợp protein.
- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.
- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó, những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và được đưa ra ngoài qua màng tế bào.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Điều gì sẽ xảy ra với tế bào động vật nếu bộ khung xương tế bào bị tổn thương?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Đối với tế bào động vật, nếu bộ khung xương tế bào bị tổn thương thì tế bào sẽ không được nâng đỡ, duy trì hình dạng; các bào quan không được neo giữ nên lộn xộn trong tế bào,… Điều này dẫn đến các tế bào không thể hoạt động được bình thường, dẫn đến các bệnh hiểm nghèo. Ví dụ: Các tế bào hồng cầu, nếu bị tổn thương bộ khung xương tế bào sẽ không còn giữ được hình dạng tối ưu, dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxygen.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là lysosome và peroxysome.
- Giải thích:
- Lysosome: Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.
- Peroxysome: Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Vì sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Nói màng tế bào có cấu trúc khảm động vì:
- Màng tế bào có cấu trúc “khảm: Cấu trúc khảm do lớp kép phospholipid được “khảm” bởi các phân tử protein. Protein có thể xuyên qua lớp kép phospholipid (protein xuyên màng) hoặc protein có thể liên kết với phía ngoài của một lớp phospholipid (protein bám màng).
- Màng tế bào có cấu trúc “động”:
+ Các phân tử phospholipid và protein có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phospholipid là các liên kết yếu. Tuy nhiên, một số protein có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
+ Tế bào có thể điều chỉnh độ linh hoạt của màng sinh chất bằng cách chèn thêm các phân tử cholesterol (ở tế bào động vật) và sterol (ở tế bào thực vật) vào giữa lớp kép phospholipid cũng như thay đổi thành phần của các acid béo trong phân tử phospholipid.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Chất nền ngoại bào là một cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với sợi collagen tạo nên mạng lưới bao quanh bên ngoài. Hệ thống này được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng. Thông qua sự kết nối này, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một cơ thể có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Lập bảng so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào thực vật với tế bào động vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
• So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật:
- Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực có nhân với màng nhân bao bọc; tế bào chất có hệ thống nội màng và khung xương tế bào, có các bào quan có màng hay không có màng.
- Khác nhau:
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
- Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất.
- Có lục lạp
- Chất dự trữ là tinh bột, dầu
- Thường không có trung tử
- Không bào lớn
- Không có lysosome
- Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất
- Không có lục lạp
- Chất dự trữ là glycogen, mỡ
- Có trung tử
- Không bào nhỏ hoặc không có
- Có lysosome
• So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều bao gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.
- Khác nhau:
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
- Kích thước thường nhỏ hơn (bằng 1/10 tế bào nhân thực).
- Kích thước thường lớn hơn.
- Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.
- Không có thành tế bào (tế bào động vật), thành cellulose (tế bào thực vật), thành chitin (tế bào nấm).
- Vùng nhân chứa DNA và chưa có xuất hiện màng bao bọc.
- Nhân chứa DNA có màng kép bao bọc, bên trong chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.
- Không có hệ thống nội màng.
- Có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang riêng biệt.
- Không có khung xương tế bào
- Có khung xương tế bào.
- Không có bào quan có màng bọc.
- Có các bào quan có hoặc không màng bao bọc.
- Chứa ribosome 70 S.
- Chứa ribosome 80 S.
Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào? Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Những con ếch chuyển nhân được phát triển từ trứng chuyển nhân (nhân của trứng lấy từ các con ếch cho tế bào sin dưỡng) → Các con ếch con này có đặc điểm của loài ếch cho nhân.
- Giải thích: Nhân là trung tâm thông tin chứa hầu hết DNA của tế bào. Những thông tin trên DNA sẽ được phiên mã thành các phân tử RNA và được đưa ra khỏi nhân để tham gia tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận hành các hoạt động sống của tế bào (các đặc điểm của cơ thể). Nói các khác, nhân có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các đặc điểm mang tính di truyền của loài. Bởi vậy, ếch chuyển nhân sẽ có các đặc điểm của loài cho nhân.
→ Thí nghiệm này chứng minh nhân của tế bào mang NST chứa DNA là vật chất di truyền của loài quy định các đặc điểm mang tính đặc trưng cho loài.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Rượu bia chứa nhiều các chất độc mà gan là cơ quan đào thải độc tố chính của cơ thể, khi chất độc quá nhiều đi vào gan, gan không kịp đào thải sẽ được tích tụ lại ở gan. Khi quá trình tích tụ lâu, các chất độc sẽ hủy hoại các tế bào gan dẫn đến mắc các bệnh về gan.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Hãy giải thích vì sao những người nghiện thuốc lá thường hay bị viêm đường hô hấp và viêm phổi, biết khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp có vai trò quan trọng trong việc làm sạch không khí khi đi vào đường hô hấp (cản bụi, cản vi khuẩn,…). Khi hút thuốc lá thường xuyên, khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Điều đó làm cho việc làm sạch không khí ở trong đường hô hấp bị hạn chế dẫn đến các bệnh lí viêm đường hô hấp, viêm phổi.
- Ngoài ra, do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở.
→ Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
(Trả lời bởi Minh Lệ)