Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Quá trình tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng thức ăn của cơ thể người:

- Tiêu hóa: Sau khi được đưa vào trong khoang miệng, thức ăn sẽ được đẩy đi qua các phần khác nhau trong ống tiêu hóa để tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, nhằm biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Hoạt động tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa của người chủ yếu diễn ra ở khoang miệng, dạ dày và ruột non. Phần còn lại của thức ăn sẽ đi vào ruột già và được biến đổi thành phân để thải ra ngoài qua hậu môn.

- Hấp thụ: Chất dinh dưỡng được tạo ra từ quá trình tiêu hóa sẽ hấp thụ chủ yếu ở ruột non để đưa vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết. Các chất dinh dưỡng đơn giản được ruột non hấp thụ theo 2 phương thức: vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.

- Sử dụng: Chất dinh dưỡng đã hấp thụ được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các tế bào của cơ thể và được đồng hóa thành chất sống của cơ thể (các chất này tham gia tạo tế bào mới, đổi mới các thành phần tế bào, sửa chữa các tế bào, mô hư hỏng) và dự trữ năng lượng, cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động).

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 50)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:

Tiêu chí

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

Khái niệm

- Là sự tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.

- Là sự tiêu hóa thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào.

Cơ chế

- Trong tiêu hóa nội hóa, các mảnh thức ăn nhỏ được tế bào thực bào, sau đó, các enzyme của lysosome phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.

- Trong tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được biến đổi thành những mảnh nhỏ nhờ các enzyme tiêu hóa (ở túi tiêu hóa) hoặc biến đổi thành các chất đơn giản nhờ hoạt động cơ học và enzyme tiêu hóa (ở ống tiêu hóa).

Đặc điểm

- Chỉ tiêu hóa được thức ăn có kích thước nhỏ.

- Tiêu hóa được các thức ăn có kích thước khác nhau.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Tác dụng của tiêu hóa cơ học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa cơ học làm cho thức ăn được phân nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hóa vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa hóa học thức ăn, vừa giúp vận chuyển thức ăn đi dọc theo ống tiêu hóa.

- Tác dụng của tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa hóa học giúp phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn giải để cơ thể có thể hấp thụ.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học: đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần.

- Giải thích:

+ Chế độ ăn uống đủ năng lượng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú,…).

+ Chế độ dinh dưỡng đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) với tỉ lệ cân đối, thích hợp.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú vì: Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trạng thái sinh lí của cơ thể: trẻ em cần nhiều năng lượng và các chất để cung cấp cho quá trình phát triển tầm vóc cơ thể, phụ nữ khi mang thời và cho con bú cũng cần nhiều năng lượng và các chất để đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé,... Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải
 Các bệnh tiêu hóa Nguyên nhân Cách phòng tránh
 1. Tiêu chảy

 - Do virut hoặc vi khuẩn

- Do ăn uống không hợp vệ sinh

- Rửa tay trước khi trước ăn và sau khi ăn

- Ăn chín uống sôi

- Không ăn thực phẩm ôi thiu 

 

Các bệnh học đường  Nguyên nhân Cách phòng tránh 
1. Bệnh béo phì 

- Do lười vận động

- Do ăn nhiều các đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa dầu mỡ, uống nhiều nước có gas,...

- Thường xuyên vận động 

- Ăn uống hợp lí 

- Không ăn đồ ngọt quá nhiều 

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn vì: Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định. Mà cơ thể cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng với hàm lượng hợp lí để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Do đó, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn để tránh nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm chí có thể mắc một số bệnh tật.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.

- Ăn uống hợp vệ sinh, tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa.

- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

- Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa đạt hiệu quả.

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (1)