Bài 7. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Khám phá 10 (SGK - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Để khi tưới nước hay mưa xuống đất lún xuống bằng miệng hố, nước có thể thoát đi dễ dàng, cây không bị ngập úng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 11 (SGK - Trang 45)

Hướng dẫn giải
+ Khí hậu khắc nghiệt, thời tiết xấu

+ Do cây cỏ hoang dại chèn ép cây trồng khiến cây trồng không đảm bảo được điều kiện sinh trưởng và phát triển

+ Đất khô và thiếu chất dinh dưỡng

+ Sâu, bệnh hại, thú rừng phá hại,..

+ Thiếu nước vì không được tưới tiêu cẩn thận

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 12 (SGK - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng do:

+ Giúp chặt dây leo, cây hoang dại chèn ép cây trồng.

+ Để loại bỏ nơi trú ẩn của các sâu bọ gây hại cho cây.

+ Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 13 (SGK - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Theo em, nên rào bảo vệ từng cây rừng mới trồng trong trường hợp các cây trồng phân tán.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 14 (SGK - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Rừng có thể bị mất do những nguyên nhân:

+ Hình 7.7a: Chặt phá rừng lấy gỗ

+ Hình 7.7b: Đốt rừng làm nương rẫy

+ Hình 7.7c: Chuyển và xâm lấn rừng rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và đất khác.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá 15 (SGK - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Hiện trạng rừng hiện nay đang ở nguy cơ báo động khi bị khai thác mạnh mẽ nhưng ít được phục hồi, cải thiện. Chúng ta cần phải bảo vệ rừng để luôn duy trì được lợi ích của nó: cân bằng khí O2 và CO2, bảo tồn các nguồn gen quý hiểm, bảo tồn các động vật hoang dã, chống các tác động tiêu cực của thiên nhiên,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Lấp đất 2 lần để đảm bảo gốc cây được chăt không bị đổ, có rễ chắc hơn và đảm bảo hút chất dinh dưỡng từ lòng đất vào mùa khô.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK - Trang 47)

Hướng dẫn giải

* Giống nhau:

Đều gồm các bước: tạo lỗ trong hố đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất, lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.

* Khác nhau:

Tạo lỗ trong hố đất:

Trồng cây có bầu chỉ tạo lỗ trong hố đất vừa với bầu, sau đó đặt cả bầu.Trồng cây rễ trần phải tạo lỗ sâu trong hố đất để kín rễ, khi lấp đất không làm rễ cong, gãy.

Số lần nén đất:

Trồng cây có bầu phải có 2 lần lấp và nén đất.Trồng cây con rễ trần chỉ có 1 lần lấp và nén đất. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Các công việc em có thể làm để phát triển, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.

+ Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..

+ Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.

+ Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.

+ Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.

+ Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.

+ Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 47)

Hướng dẫn giải

Những hoạt động bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay:

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).

+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.

+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.

+ Phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)