Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 49)

Hướng dẫn giải

♦ Nguyên nhân không thành công:

- Thứ nhất, những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

+ Tương truyền, An Dương Vương không nghe lời khuyên bảo, can ngăn của các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán,... làm cho nội bộ bất hoà, nhiều tướng bị giết hại hoặc phải bỏ đi

+ Triều Hồ không đoàn kết được toàn dân để kháng chiến, khiến cho: “Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng”.

- Thứ hai, trong quá trình kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.

+ Triều Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.

+ Triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng thiên về chủ hoà,.... Trong khi đó, phong trào kháng chiến của nhân dân tuy diễn ra quyết liệt nhưng lẻ tẻ, tự phát, thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

- Thứ ba, tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc kháng chiến.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 49)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 49)

Hướng dẫn giải

- Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là: Ngô Quyền; Lê Hoàn; Lý Thường Kiệt; Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Huệ,...

- Tham khảo: Em ấn tượng nhất với Nguyễn Huệ. Vì:

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 

♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

- Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

♦ Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)