Bài 5. Tinh bột và cellulose

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 24)

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc phân tử:

+ Tinh bột gồm amylose và amylopectin, tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose liên kết với nhau.

+ Cellulose tạo bởi nhiều đơn vị b-glucose liên kết với nhau.

- Tính chất hóa học:

+ Giống: Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide nên chúng đều có phản ứng thủy phân.

+ Khác:

Tinh bột còn có phản ứng với iodine.

Cellulose còn có phản ứng với nitric acid, phản ứng với nước Schweizer.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 24)

Hướng dẫn giải

- Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.

- Lõi ngô chứa nhiều cellulose.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

Trong phân tử amylopectin, ngoài liên kết a-l,4-glycoside còn có thêm liên kết a-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

Tinh bột trong gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 26)

Hướng dẫn giải

- Giống: amylose và cellulose đều là những chuỗi dài không phân nhánh.

- Khác:

    Phân tử

 

Đặc điểm

Amylose

Cellulose

Cấu tạo

Tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose.

Tạo bởi nhiều đơn vị b-glucose.

Liên kết

Liên kết a-l,4-glycoside

Liên kết b-l,4-glycoside.

Dạng mạch

Chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.

Chuỗi dài, không phân nhánh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 26)

Hướng dẫn giải

Sản phẩm sau phản ứng thuỷ phân tinh bột là glucose. Glucose phản ứng được với Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 27)

Hướng dẫn giải

- Nhận xét: Tinh bột tác dụng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

- Giải thích: Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra màu xanh tím.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28)

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng: Bông tan trong ống nghiệm chứa nước Schweizer.

- Kết luận: Cellulose tan được trong nước Schweizer.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 28)

Hướng dẫn giải

Khi nhai kĩ tinh bột (cơm, bánh mì), enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành maltose nên ta cảm thấy có vị ngọt.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 29)

Hướng dẫn giải

Carbohydrate đã cho thuộc nhóm polysaccharide là tinh bột và cellulose.

→ Chọn B.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)