Bài 40: Sinh sản ở người

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 165)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Ở người, cơ quan sinh dục nam (tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật) và cơ quan sinh dục nữ (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) thuộc hệ sinh dục đảm nhận vai trò sinh sản.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 166)

Hướng dẫn giải

1, Chức năng của các cơ quan sinh dục nam: tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. 

Chức năng của các cơ quan sinh dục nữ: tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con.

2, Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 166)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Phân biệt thụ tinh và thụ thai:

Tiêu chí

Thụ tinh

 

Thụ thai

Khái niệm

Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Vị trí

diễn ra

Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng).

Trong tử cung.

Điều kiện

Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.

Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 167)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:

+ Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.

+ Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.

  

- Ý nghĩa của sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 167)

Hướng dẫn giải

Ý 1 tham khảo!

- Cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi phát sinh quan hệ tình dục nhưng chưa muốn sinh con trong các trường hợp như muốn chủ động thời gian sinh đẻ và khoảng cách các con sinh ra, người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe không đảm bảo cho quá trình mang thai và sinh con, muốn phòng chống sự lây truyền các bệnh qua đường tình dục,…

- Giải thích: Việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong các trường hợp trên giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, điều chỉnh nhu cầu sinh con phù hợp với điều kiện kinh tế, độ tuổi và sức khỏe sinh sản. Ý 2 tham khảo!

Biện pháp tránh thai

Tác dụng

Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng bao cao su

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

Đặt vòng tránh thai

Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ ở tử cung

Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra các hậu quả như:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bị bệnh: Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương tim mạch, tổn thương cơ quan sinh dục dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí gây tử vong,…

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí của người bị bệnh và hạnh phúc gia đình: Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có tâm lí e ngại thăm khám điều trị, ám ảnh tâm lí ngay cả khi đã được chữa khỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.

- Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị sảy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

- Điều trị các bệnh về đường sinh dục gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

- Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Sống chung thủy một vợ một chồng. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách; sinh hoạt điều độ; tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Không sử dụng ma túy.

- Khám sức khỏe và khám phụ khoa định kì. Đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa: giúp các em phát triển một cách toàn diện về tâm sinh lý mà còn góp phần phòng ngừa các tệ nạn và các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

(Trả lời bởi Kim Ngân)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:

- Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.

- Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 169)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

1. Học sinh in phiếu điều tra và tiến hành điều tra thực tế để thu thập số liệu.

 

* Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Điều tra tổng số 100 bạn.

2.  Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:

Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".

• Nguyên nhân gây bệnh AIDS:

- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

• Triệu chứng bệnh AIDS:

Điều tra hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên 1. Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu điều tra Bảng 40.2.   2. Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. (ảnh 2)

• Biện pháp phòng chống AIDS:

- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…

- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…

 

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.

(Trả lời bởi Kim Ngân)
Thảo luận (1)