Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 160)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước: Khi thiếu nước, cả thực vật, động vật và con người đều không thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường, hậu quả là cây bị héo, hạt đậu không nảy mầm; con người có dấu hiệu mệt mỏi, sốt,… Thiếu nước nghiêm trọng sẽ đe dọa đến sự sống của các sinh vật.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 160)

Hướng dẫn giải

Lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật:

- Nếu không có đủ nước, hạt của cây đậu sẽ không thể nảy mầm.

- Khi hạn hán kéo dài, cây lúa thiếu nước sẽ bị héo khô và chế

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 161)

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau ở cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng là:

- Cây thừa dinh dưỡng: cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh, vượt trội về chiều cao, số lá nhưng thân bị yếu, dễ gãy, lá dễ gãy rụng.

 -Cây thiếu dinh dưỡng: cây sinh trưởng và phát triển kém, thân còi cọc, lá ít và nhạt màu.

- Cây đủ chất dinh dưỡng: Cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ lá, lá xanh mượt.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 161)

Hướng dẫn giải

Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của các em bé:

- (a) Chế độ dinh dưỡng không đủ chất có thể khiến trẻ chậm phát triển, còi xương, cổ tay và khủy tay phình to, chân cong,…

- (b) Chế độ dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ sẽ giúp trẻ đạt đến sự phát triển toàn diện, cân đối, khỏe mạnh.

- (c) Chế độ dinh dưỡng quá nhiều, dẫn đến hiện tượng béo phì, kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe như gây ra nhiều bệnh như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp,…

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 161)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9-10 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

9. 

Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.

Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải

+ Mía là cây ưa sáng

+ Bắp cải là cây ưa bóng

- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt:

-Trồng cây theo mô hình xen canh, luân canh, trồng màu,...

-Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng, các chế phẩm sinh học (trộn gừng tỏi vào thức ăn, lên men cám gạo,...) trong chăn nuôi lợn

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 11 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

- Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt không khí, hiệu quả chăn nuôi tăng rõ rệt; tạo giống lai giữa mướp đắng(khổ qua) với mướp cho năng suất cao....

(Trả lời bởi Minh Hồng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 12 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

Giai đoạn muỗi gây hại cho người là gia đoạn muỗi trường thành.

(Trả lời bởi Van Toan)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 13 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 163)

Hướng dẫn giải

Giai đoạn trong vòng đời của bướm có khả năng phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm bởi vì sâu bướm sử dụng thức ăn chủ yếu là lá, hoa và gần như là ăn liên tục, gây những tổn hại nặng nề cho cây trồng.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)