Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Người ta thường làm giàn cho mướp, bầu, bí, thiên lí… vì các loại cây này thuộc loại cây thân leo và có tua cuốn. Chúng cần có giá thể để tiếp xúc, sau đó quấn quanh giá thể để leo lên cao. Vậy nên khi trồng các loại cây đó, người ta thường làm giàn để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 142)

Hướng dẫn giải

 

Tên sinh vật

Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng

Biện pháp

ứng dụng

Lợi ích

Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…)

Côn trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng

Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng

Tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng để bảo vệ cây trồng

Chim

Các loài chim thường rất sợ người

Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng

Xua đuổi các loài chim gây hại cho cây trồng để bảo vệ năng suất của cây trồng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt:

- Dựa vào tính cảm ứng với ánh sáng, sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài giúp cây thanh long ra hoa, kết quả trái vụ.

- Trồng cây cảnh ở nơi ánh sáng từ một phía để tạo dáng cho cây trồng.

- Đào hố bón phân cho cây ăn quả để giúp hệ rễ của cây ăn quả ăn sâu xuống đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Làm giàn cho mướp để giúp cây mướp tạo nhiều quả hơn.

- Trồng cây có mùi mạnh như húng quế, sả, bạc hà,… quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:

- Nghe tiếng kẻng trâu bò trở về chuồng.

- Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản (mực) trong đánh bắt.

- Vỗ tay gọi gà về ăn.

- Huấn luyện chim cốc để đánh bắt cá ở trên sông.

- Ứng dụng tập tính bảo vệ lãnh thổ của chó để huấn luyện chó trông nhà.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 144)

Hướng dẫn giải

Ứng dụng tập tính trong học tập:

- Thường xuyên ôn bài và làm bài tập nhiều lần để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ được lâu.

- Kiên trì thực hiện các hành động tốt và có quyết tâm từ bỏ các hành động xấu để hình thành các thói quen tốt phục vụ cho việc học tập: đọc sách, dậy đúng giờ,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 144)

Hướng dẫn giải

Muốn tạo thói quen tập thể dục buổi sáng em cần: hẹn báo thức để thức dậy đúng giờ (nên sắp xếp thời gian học tập buổi tối để đi ngủ đúng giờ tránh tình trạng sáng hôm sau ngủ quên hoặc người uể oải vì thiếu ngủ, hỗ trợ cho việc dậy đúng giờ) vào buổi sáng để tập thể dục. Các thói quen này cần lặp đi lặp lại hằng ngày để đạt hiệu quả cao.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 144)

Hướng dẫn giải

Những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn:

- Cần phải có quyết tâm từ bỏ thói quen ngủ dậy muộn.

- Đặt báo thức.

- Kiên trì thực hiện việc đi ngủ sớm, tốt nhất nên ngủ ở một giờ cố định.

- Kiên trì thực hiện vệc dậy sớm, tốt nhất nên dậy ở một giờ cố định (có thể đặt báo thức để tạo thói quen).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)