Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66-68)

Hướng dẫn giải

Bộ thứ nhất ghép được thành tam giác.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66-68)

Hướng dẫn giải

Ta có: 10 + 20 = 30 > 25

10 + 25 = 35 > 20

20 + 25 = 45 > 10

Vậy độ dài của thanh tre bất kì luôn nhỏ hơn tổng độ dài 2 thanh còn lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tranh luận (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66-68)

Hướng dẫn giải

Vì 1+ 2 < 4 nên bộ ba đoạn thẳng không lập được thành 1 tam giác.

Vậy Vuông sai, Tròn đúng.

Chú ý: Khi kiểm tra 3 đoạn thẳng có thỏa mãn bất đẳng thức tam giác không, để nhanh gọn, ta chỉ cần kiểm tra tổng độ dài của 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất hay không

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66-68)

Hướng dẫn giải

a) Vì 5+4 > 6 nên ba độ dài 5 cm, 4 cm, 6 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

b) Vì 3 + 6 = 9 < 10 nên ba độ dài 3 cm, 6 cm, 10 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66-68)

Hướng dẫn giải

+) Nếu A,B,C không thẳng hàng thì ta lập được tam giác ABC. Khi đó, theo bất đẳng thức tam giác, ta có:

AC + CB > AB, tức là độ dài dây dẫn luôn lớn hơn AB.

+) Nếu A,B,C thẳng hàng thì C nằm giữa A và B nên AC + CB = AB, tức là độ dài dây dẫn bằng AB.

Vậy khi C nằm trên đoạn thẳng AB thì tổng độ dài dây dẫn điện cần sử dụng là ngắn nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.10 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 69)

Hướng dẫn giải

Theo bất đẳng thức tam giác:

a) Vì 2 + 3 = 5 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 2 cm, 3 cm, 5 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

b) Vì 3+4 > 6 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 3 cm, 4 cm, 6 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

* Cách vẽ: + Vẽ độ dài cạnh AB = 6cm.

+ Dùng compa, vẽ cung tròn tâm A bán kính 3 cm, cung tròn tâm B bán kính 4cm. Hai cung tròn này cắt nhau tại C.

Ta được tam giác ABC cần vẽ.

c) Vì 2+4 > 5 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 2 cm, 4 cm, 5 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

* Cách vẽ: + Vẽ độ dài cạnh AB = 5cm.

+ Dùng compa, vẽ cung tròn tâm A bán kính 2 cm, cung tròn tâm B bán kính 4cm. Hai cung tròn này cắt nhau tại C.

Ta được tam giác ABC cần vẽ.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 9.11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 69)

Hướng dẫn giải

Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác ABC, ta có:

7 – 1 < CA < 7 + 1

6 < CA < 8

Mà CA là số nguyên

CA = 7 cm.

Vậy CA = 7 cm.

b) Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác ABC, ta có:

AB + CA > BC

2 + CA > 6

CA > 4 cm

Mà CA là số nguyên và CA < 6 ( vì BC = 6 cm là cạnh lớn nhất của tam giác)

 CA = 5 cm

Vậy CA = 5 cm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 69)

Hướng dẫn giải

a) 3 điểm M,N,B không thẳng hàng.

Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác MNB có:

MB < MN + NB

 MA + MB < MA + MN + NB

 MA + MB  < NA + NB ( vì MA + MN = NA) (1)

b) 3 điểm A,N,C không thẳng hàng.

Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác ACN có:

NA < CA + CN

 NA + NB < CA + CN + NB

 NA + NB < CA + CB ( vì CN + NB = CB) (2)

c) Từ (1) và (2) ta có:

MA + MB < NA + NB < CA + CB

Vậy MA + MB < CA + CB

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9.13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 69)

Hướng dẫn giải

Áp dụng quan hệ giữa ba cạnh của tam giác ABD, ta có: AD < AB + BD

Áp dụng quan hệ giữa ba cạnh của tam giác ACD, ta có: AD < CD + AC

\(\Rightarrow AD + AD < AB+BD+CD+AC\)

\(\Rightarrow 2AD<AB+BC+AC\) ( vì \(DB+DC=BC\))

\(\Rightarrow\) 2AD < Chu vi tam giác ABC hay AD < (Chu vi tam giác ABC) : 2

Vậy AD nhỏ hơn nửa chu vi tam giác ABC.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)