Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Mở đầu (SGK - Trang 88)

Hướng dẫn giải

- Công nghiệp có tác động lớn tới môi trường như tạo ra môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, một số hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực tới môi trường.

- Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Tác động của công nghiệp tới môi trường:

- Tác động tích cực: góp phần tạo ra môi trường mới hay góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

- Tác động tiêu cực:

+ Trong quá trình sản xuất:gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường không khí và nước.

Khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí; việc đốt cháy năng lượng hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.

Nước thải công nghiệp, nhất là nước thải chưa qua xử lí chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất, nước,...

+ Trong quá trình sử dụng: gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do phần lớn sản phẩm là những vật liệu khó phân hủy.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:

- Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. 

- Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ:

+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.

+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Các định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có kĩ thuật, công nghệ cao. Ứng dụng các thành tựu công nghệ để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo ra sản phẩm bằng các quy trình không gây ô nhiễm, tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững vì:

- Đặc điểm của công nghiệp là gắn với khoa học - công nghệ.

- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về các sản phẩm của ngành.

- Việc phát triển công nghiệp dựa trên thành tựu của công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

- Việc đảm bảo phát triển bền vững trong công nghiệp giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên cho các thế hệ tương lai vì công nghiệp là ngành có tác động lớn nhất đến môi trường

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Điện gió

- Tiềm năng phát triển:

+ Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3 200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Vì vậy, tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng.

+ Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước (Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65 m, tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112 GW được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió tốt. Ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng với tiềm năng điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công suất điện gió.

- Thực trạng khai thác:

+ Hiện có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.

+ Ngoài ra, 8 dự án nhà máy/trang trại điện gió đã được khởi công và đang trong quá trình xây dựng với tổng công suất 812 MW.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)