Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
Tìm hiểu về các loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam: đất phù sa, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất thịt...
Đặc điểm một số loại đất:
* Đất thịt: Là loại đất có khoảng 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn và 10 – 30% sét. Nó thích hợp cho đa số các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa sản phẩm đất cát và đất sét.
- Ưu điểm:
+ Chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí thuận lợi cho các quá trình lý hoá diễn ra trong đất.
+ Dễ dàng cày bừa và làm đất, tiết kiệm được công sức cũng như thời gian cho mọi người.
+ Đất mềm, sờ có cảm giác hơi sạn và hơi nhờn dính khi ẩm. Khi nén đất thành khối thì không bị vỡ.
- Nhược điểm:
+ Dễ bị vỡ vụn khi không được cung cấp độ ẩm đầy đủ.
+ Úng nước, gây thối cây có thể xảy ra nếu bạn tưới quá nhiều.
* Đất cát: là loại đất thô với những hạt cát rời rạc có kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm) nên khi sờ vào cảm giác sạn. Thành phần gồm có 80 – 100% cát, 0 – 10% mùn và 0 – 10% sét.
- Ưu điểm:
+ Khả năng thoát nước và thấm nước nhanh chóng, nhờ các kẽ hở của hạt cát lớn.
+ Thoáng khí, hệ thống các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ.
+ Dễ dàng cày bừa, tiết kiệm công sức đáng kể cho người nông dân khi tiền hành làm đất trồng cây.
- Nhược điểm:
+ Khi đất cát khô thì sẽ bị rời rạc còn nếu ướt thì lại rất dính và bí.
+ Cỏ mọc nhanh, các loại vi sinh vật phát triển kém nên bất lợi cho cây trồng.
+ Chất hữu cơ trong đất cát bị phân giải nhanh nên thường nghèo mùn.
+ Khả năng giữ nước, giữ phân bón kém, dễ xảy ra tình trạng khô hạn và cây bị thiếu nước.
(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Theo em, sỏi và đá có phải đất trồng không? Vì sao?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTheo em, sỏi và đá không phải là đất trồng.
Vì: sỏi và đá có lớp bề mặt rắn, không phải là lớp bề mặt tơi xốp, cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển trên đó.
(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Quan sát Hình 3.2 và nêu các thành phần cơ bản của đất trồng, vai trò của từng thành phần đối với cây trồng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhần lỏng: có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành.Phần khí: chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.Sinh vật đất: có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. (Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Quan sát Hình 3.3, trình bày cấu tạo của keo đất, phân biệt keo âm và keo dương.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLớp điện kép gồm:
tầng ion quyết định điện nằm sát nhân keo, có vai trò quyết định keo đất là keo âm hay keo dương.lớp điện bù mang điện trái dấu với tầng ion quyết định điện.Phân biệt keo âm và keo dương:
Giống nhau: nhân, lớp ion quyết định điện và lớp ion bù. Lớp ion bù gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán.Khác nhau ở lớp ion quyết định: keo đất âm có lớp ion quyết định âm, lớp ion bù dương, còn keo đất dương có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm. (Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Nêu thành phần cơ bản của đất trồng và ý nghĩa từng thành phần trong đất trồng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhần lỏng: có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.
- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.
- Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...
- Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành.
- Phần khí: chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.
- Sinh vật đất: có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Nêu một số tính chất của đất trồng
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số tính chất của đất trồng:
*Thành phần cơ giới của đất
- Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Đất có nhiều hạt kích thước nhỏ
- Có 3 loại đất chính:
+ Đất cát: tỉ lệ cát lớn
+ Đất thịt: tỉ lệ hạt cân đối
+ Đất sét: tỉ lệ sét lớn
* Phản ứng của dung dịch đất
+ Phản ứng chua
- Là do nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-
- Độ PH dưới 6,6.
+ Phản ứng kiềm
- Là do nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH-
- Độ PH trên 7,5
+ Phản ứng trung tính:
- Là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Độ PH từ 6,6 đến 7,5
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tìm hiểu đất trồng ở địa phương em và cho biết, chúng thuộc đất chua, đất kiềm hay đất trung tính.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐịa phương em có đất thuộc loại đất trung tính:
- Nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Độ PH từ 6,6 đến 7,5
(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)