1. Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà các em đã được học trong môn Khoa học tự nhiên.
1. Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà các em đã được học trong môn Khoa học tự nhiên.
2. Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong Vật lí.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc vào đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
Ví dụ: Tốc độ, vận tốc được biểu diễn bằng đơn vị m/s; km/h nhưng chỉ có một thứ nguyên là L.T-1
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
3. Phân tích thứ nguyên của khối lượng riêng ρ theo thứ nguyên của các đại lượng cơ bản. Từ đó cho biết đơn vị của ρ trong hệ SI.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa có thứ nguyên của khối lượng m là M, thứ nguyên của thể tích V là L3
=> Thứ nguyên của khối lượng riêng ρ là M.L-3
=> Đơn vị của ρ trong hệ SI là kg/m3
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hiện nay có những đơn vị thường được dùng trong đời sống như picômét (pm), miliampe (mA) (ví dụ như kích thước của một hạt bui là khoảng 2,5 pm; cường độ dòng điện dùng châm cứu là khoảng 2 mA). Hãy xác định các đơn vị cơ bản và các tiếp đầu ngữ của 2 đơn vị trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐơn vị cơ bản của 2 đơn vị trên là: m và A
2,5 pm = 2,5.10-12 m
2 mA = 2.10-3 A
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Lực cản không khí tác dụng lên vật phụ thuộc vào vận tốc chuyển động theo công thức F = -k.v2 . Biết thứ nguyên của lực là M.L.T-2 . Xác định thứ nguyên và đơn vị của k trong hệ SI.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
4. Với các dụng cụ là bình chia độ (ca đong) (Hình 3.1a) và cân (Hình 3.1b), đề xuất phương án đo khối lượng riêng của một quả cân trong phòng thí nghiệm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBước 1: Đặt quả cân lên cân để xác định khối lượng của quả cân
Bước 2: Đo thể tích của quả cân bằng cách đổ nước vào bình chia độ đến một vạch xác định, ghi lại kết quả đó. Sau đó thả quả cân vào bình chia độ, ghi lại kết quả
Vquả cân = Vnước + quả cân – Vnước
Bước 3: Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(\rho=\dfrac{m}{V}\) để tính khối lượng riêng của quả cân.
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
5. Quan sát Hình 3.2 và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường hợp được nêu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác nguyên nhân gây ra sai số của phép đo:
`a,` Do đặt sai khoảng cách từ vật tới thước
Hình `b,` do nhìn lệch, đặt mắt sai khoảng cách, khiến số đo bị lệch
`c,` Do không đặt đúng vị trí số liệu.
(Trả lời bởi Knguyenn (07))
6. Quan sát Hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSai số dụng cụ được xác định bằng nửa độ chia nhỏ nhất.
a) ĐCNN của thước là 1 cm. Sai số dụng cụ là 0,5 cm.
b) ĐCNN của thước là 0,1 cm. Sai số dụng cụ là 0,05 cm.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Để đo chiều dài của cây bút chì, em nên sử dụng loại thước nào trong Hình 3.3 để thu được kết quả chính xác hơn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em thì là hình b
Vì nó còn có thể phân chia mm nên dễ dàng đo đạc hơn.
(Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)
Một bạn chuẩn bị thực hiện đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân như Hình 3.4. Hãy chỉ ra những sai số bạn có thể mắc phải. Từ đó, nêu cách hạn chế các sai số đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những sai số có thể mắc phải:
+ Sai số do chưa hiệu chỉnh cân về vạch chia số 0.
+ Sai số do đặt lệch đĩa cân.
- Cách hạn chế sai số:
+ Hiệu chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.
+ Đặt đĩa cân thăng bằng.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)