Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 151)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Biện pháp thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của một số loài vật nuôi:

+ Khi làm chuồng cho lợn, nên làm theo hướng đông nam để đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

+ Xây dựng chuồng trại nuôi lợn theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí, làm hiệu quả chăn nuôi tăng lên rõ rệt.

- Biện pháp kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại:

+ Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó, tiêu diệt ấu trùng muỗi.

+ Dùng đèn để bẫy côn trùng như bướm, bọ cánh cứng, rầy.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Sâu bướm, châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạn và gây tổn thất lớn cho nông nghiệp bởi vì khi còn ở giai đoạn con non, chúng có đủ các enzyme tiêu hóa protein, lipid, carbohydrat nhưng lại thiếu enzyme tiêu hóa chất cellulose. Do đó việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp khiến chúng ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Giai đoạn non là giai đoạn ấu trùng cần rất nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Hormone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật nhưng không nên lạm dụng hormone trong chăn nuôi vì nếu sử dụng quá liều hoặc sai nguyên tắc có thể gây ra bệnh tật cho động vật, thậm chí gây chết. Đặc biệt, khi con người tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi đó, gây tác động xấu đến sức khỏe con người, có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, không nên lạm dụng hormone trong chăn nuôi.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp dẫn đến béo.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 152)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.

Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)