Bài 20: Vương quốc cổ Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 100)

Hướng dẫn giải

+ Cuối thế kỷ II, một thủ lĩnh người địa phương tên là Khu Liên đã lạnh đạo nhân dân đánh phá châu thành, giết thức sử Hán, giành được quyền tự chủ, lập nước với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp

+ Nước Champa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm. Kinh đô đặt tại Shinhapura ( Duy Xuyên, Quảng Nam)

+ Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

+ Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Champa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoàng Sơn ở phía bắc sông Dinh ở phía nam

+ Cuối thế kỉ X, vương triều III kết thúc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:

+ Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò

+ Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương

+ Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

+ Hoạt động khai thác kinh tế biển là hoạt động quan trọng nhất.

* Bởi vì: Chăm pa không có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp (Nhưng hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp). Ngoài ra, ở Chăm pa có một bộ phận lớn các cư dân đều sống bằng nghề đánh cá. Biển còn là nơi để người Chăm pa trao đổi, buôn bán, cung cấp nước ngọt, dẫn đường cho các thuyền buôn nước ngoài...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Xã hội Champa có những tầng lớp:  

+ Vua là người đứng đầu

+ Quý tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

+ Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV:

+ Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

+ Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

+ Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc

+ Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...

+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Biển giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân Champa xưa. 

+ Dải đất miền Trung hầu hết các tỉnh đều giáp biển, địa hình thuận lợi tạo ra nhiều vũng vịnh, thuyền be có thể neo đậu được.

+Biển cung cấp cá, tôm, thủy hải sản cho con người

+ Biển là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 103)

Hướng dẫn giải

- Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa:

+Trồng lúa, biết làm đập nước, các loại ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,...

+ Thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là nghề xây tháp và chạm khắc.

+ Khai thác lâm sản (trầm hương).

+ Đánh cá, cướp biển, trao đổi các sản vật ở biển

* Hoạt động kinh tế vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là nông nghiệp, đánh cá

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 103)

Hướng dẫn giải

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến nay như di tích:

- Mỹ Sơn

- Khương Mỹ

- Trà Kiệu

- Chánh Lộ

- Tháp Mẫm.

- Các lễ hội, tôn giáo, phong tục... vẫn được người Chăm ít nhiều bảo tồn và phát triển. Như lễ hội té nước, lễ hội Kate...

* Di tích văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là thánh địa Mỹ Sơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)