Bài 20: Sự ăn mòn kim loại

Bài 1 SGK trang 95 ()

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

M → Mn+ + ne.

Có hai dạng ăn mòn kim loại : Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

Trong hai dạng ăn mòn trên thì ăn mòn điện hóa xảy ra phổ biến hơn.

(Trả lời bởi Nguyễn Minh Sơn)
Thảo luận (1)

Bài 2 SGK trang 95 ()

Hướng dẫn giải

Tham khảo

 

Cơ chế ăn mòn điện hóa học: (Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ)

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe - C)(hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.

  + Đảm bảo 3 điều kiện: - 2 điện cực khác nhau về bản chất: Fe -C

                                     - Tiếp xúc trực tiếp

                                      - Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly: Không khí ẩm
 + Ở cực dương(C,CO2, SO2, O2 ...) xảy ra phản ứng khử: O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.(độ âm điện O2>C)
             O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
 + Ở cực âm(Fe,CO2, SO2, O2 ...) : xảy ra phản ứng oxi hóa: 
            Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

(Trả lời bởi Thư Phan)
Thảo luận (3)

Bài 3 SGK trang 95 ()

Hướng dẫn giải

Tham Khảo 
 

Tác hại của ăn mòn kim loại:

- Phá hủy kim loại, kim loại bị mất dần các tính chất quý

- Thiệt hại về mặt kinh tế : phải thay thế nhiều chi tiết, thiết bị máy móc bị ăn mòn.

+ Cách chóng ăn mòn kim loại :

- Cách li kim loại với môi trường : dùng các chất bền vững với môt trường phủ trên bề mặt kim loại như bôi dầu, mỡ, tráng men, ...

- Dùng phương pháp điện hóa: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn tạo thành pin điện hóa. Kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại còn lại được bảo vệ

(Trả lời bởi ︵✰Ah)
Thảo luận (3)

Bài 4 SGK trang 95 ()

Hướng dẫn giải

- Vỏ tàu thép được nối với thanh đồng.

(Trả lời bởi hưng phúc)
Thảo luận (3)

Bài 5 SGK trang 95 ()

Hướng dẫn giải

Tham khảo

 

Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu ↓

Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch H2SO4 loãng

 

Tính khử : Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương

Tại cực âm: Fe - 2e → Fe2+

Tại cực dương : 2H+ + 2e → H2

Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.

(Trả lời bởi Thư Phan)
Thảo luận (3)

Bài 6 SGK trang 95 ()