Bài 18. Sông. Nước ngầm và bằng hà

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 167)

Hướng dẫn giải

– Tên một con sông là phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô

– Tên một con sông là chi lưu của sông Hồng: Sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Đài.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 167)

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:

- Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.

- Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.

- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 167)

Hướng dẫn giải

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Điều kiện để hình thành nước ngầm là:

– Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.

– Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước)

– Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.

+ Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng. Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người: 

- Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.

- Cung cấp nước cho các dòng sông.

- Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Trang 169)

Hướng dẫn giải

- Các bộ phận của một dòng sông lớn: sông chính, phụ lưu, chi lưu và cửa sông.

+ Sông chính: dòng chảy chính.

+ Phụ lưu: dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông chính.

+ Chi lưu: dòng chảy tách ra từ dòng sông chính.

+ Cửa sông: Nơi sông đổ nước ra biển.

- Ví dụ: Sông Thái Bình.

+ Sông chính: sông Thái Bình.

+ Phụ lưu: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.

+ Chi lưu: Sông Kinh Thầy, Sông Lạch Tray, Sông Văn Úc.

+ Cửa sông: cửa Cấm, cửa Văn Úc và cửa Thái Bình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Trang 169)

Hướng dẫn giải

Mưa theo mùa, mùa mưa nước sông sẽ dâng cao, còn mùa khô sẽ ít nước, thậm chí khô hạn.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Trang 169)

Hướng dẫn giải

- Cần phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy trước khi dẫn ra sông, hồ.

- Cần có ý thức không tập kết vứt rác gần khu vực sông hồ.

- Không dùng các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quanh khu vực sông hồ.

- Không đánh bắt các nguồn lợi hải sản từ sông hồ bằng chích điện,...vì như thế sẽ gây chết hàng loạt cá, tôm...làm ô nhiễm.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Trang 169)

Hướng dẫn giải

- Sử dụng nước các hệ thống sông lớn để làm thủy điện.

- Sử dụng nước từ các hệ thống sông hồ để làm nước tưới tiêu, phát triển nông nghiệp trồng trọt.

- Sử dụng nước sông hồ để duy trì hoạt động các nhà máy công nghiệp.

- Sử dụng nước sông hồ, để cấp nước sinh hoạt về cho người dân.

- Sử dụng sông hồ để phát triển mô hình nuôi trồng thủy, hải sản,...

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)