Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Lúc 20 giờ 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, ta tiến công các vị trí quân Pháp, dựng chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố để ngăn địch.
+ Trung đoàn thủ đô được thành lập đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Bien, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân...
+ Sau hai tháng chiến đấu kiên cường - ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.
- Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã...cuối tháng 11/1947.
+ Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí của địch.
+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.
+ Như vậy ta bẻ gãy hai gọng kìm Đông - Tây của Pháp. Ngày 19/12/947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
(Trả lời bởi Võ Đông Anh Tuấn)