Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Người đã hoàn thanh trọn vẹn ước nguyện ấy là Ngô Quyền

Sự kiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

(Trả lời bởi Ng Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc:

– Xây dựng chính quyền tự, đọc lập với phong kiến phương Bắc

– Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã

– Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc

– Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

– Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ:  tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Ngô Quyền đã cho cắm cọc dưới sông để khi thuỷ triều xuống, thuyền của địch sẽ bị cọc chọc thủng và từ đó diệt giặc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

(Trả lời bởi Ng Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Những khó khăn của quân Nam Hán:

+ Không thông thuộc địa hình; khó nắm được thời gian và mực nước trên sông khi thủy triều lên / xuống, do đó: khi thủy triều lên, quân Nam Hán không nhận ra trận địa cọc ngầm của người Việt; khi nước triều rút, các thuyền chiến của quân Nam Hán bị mắc kẹt.

+ Quân Nam Hán mang thái độ chủ quan, kinh địch.

(Trả lời bởi Hồ Hoàng Khánh Linh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Diễn biến trận Bạc Đằng:

– Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc

– Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

– Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

– Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

– Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

\(-\) Nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền là :

\(+\) Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

\(+\) Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của cơn thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

\(+\) Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch

(Trả lời bởi minh :))))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa:

– Là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.

– Là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

- Khẳng định tài năng của Ngô Quyền.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc.

Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.

(Trả lời bởi Lãnh Hàn Băng)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85)

Hướng dẫn giải

TK:

Bởi vì sông Bạch Đằng có hai bên là rừng rậm, thuận lợi cho quân ta phục kích, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh huongử của thủy triều lên xuống rất mạnh, mực nước biển chênh lệch lên đến 3m. Khi triều lên thì lòng sông rộng mênh mông. Đặc biệt muốn xâm biết nước ta qua đường thủy phải qua sông Bạch Đằng nên Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng cùng kế hoạch đóng cọc nhọn tiêu diệt quân Nam Hán.

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (3)