Bài 17. Vi sinh và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Vi sinh vật thuộc 3 giới: giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm

Chúng ta có thể phân biệt được vì chúng là những sinh vật rất nhỏ và ko quan sát đươc bằng mắt thường

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Chúng ta có thể quan sát chúng qua kính hiển vi. Bởi chúng là những sinh vật rất nhỏ và ko thể thấy bằng mắt thường được

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Kích thước cơ thể càng nhỏ thì chu kỳ tế bào càng ngắn.

Giải thích: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ S/V(Diện tích bề mặt/Thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất sẽ ngày càng lớn và sẽ khiến cho tốc độ sinh trưởng càng nhanh

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng, tự dưỡng: giới nguyên sinh

sinh vật nhân sơ, đơn bào,dị dưỡng hoặc tự dưỡng: giới khởi sinh

sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng: giới nấm

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Quang tự dưỡng: trùng roi xanh

Hóa dị dưỡng: nấm men, vi khuẩn lactic, trùng giày, nấm mốc

Hóa tự dưỡng: tảo silic

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Vi sinh vật sẽ không thể phát triển được. Vì bên cạnh nguồn cung cấp carbon và năng lượng thì sự sinh trưởng của vi sinh vật cũng còn cần nhiều yếu tố khác

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: Phân lập vi sinh vật; nuôi cấy và giữ giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật; nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lý, di truyền của vi sinh vật,...

- Ý nghĩa của nghiên cứu vi sinh vật: Giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyển, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, qua đó con người có thể khai thác, ứng dụng chúng vào cuộc sống.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật. 

- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.

- Các bước để thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật: 

+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.

+ Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.

+ Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.

+ Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

a: khuẩn lạc vi khuẩn

b: khuẩn lạc nấm nhầy

c: khuấn lạc nấm mốc

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 105)

Hướng dẫn giải

-Các bước:

+ Chuẩn bị mẫu vật

+ Quan sát bằng kính hiển vi

Vi khuẩn và nấm men cần làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp vì kích thước của chubsg nhỏ hơn rất nhiều so với nấm mốc và trùng giày và với lại nhuộm tiểu bản sẽ giúp chúng được quan sát rõ hơn

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)