Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Bài 1 (SGK trang 62)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là gió, gió càng mạnh thì sóng càng to.

- Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biên hoặc do bão.

- Sóng thần có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Ví dụ trận sóng thần ngày 26 - 12- 2004 đã làm khoáng hơn 200.000 người cùa 12 nước thuộc Án Độ Dương thiệt mạng, làm hư hại nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tâng.

(Trả lời bởi Mai Hà Chi)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 62)

Hướng dẫn giải

- Vào ngày triều cường, Mặt Trăng - Mặt Trời - Trái Đất nằm trên cùng một hàng.

- Vào ngày triều kém, Mặt Trăng tạo với Mặt Trời và Trái Đất một góc vuông.

(Trả lời bởi Mai Hà Chi)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 62)

Hướng dẫn giải

Trả lời;

- Ở vùng chí tuyến, bờ đông của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, do ảnh hưởng của dòng biển nóng, bờ Tây của lục đại có khí hậu khô, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Ở vùng ôn đới, bờ tây đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa; bờ tây lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu C1 (SGK trang 60)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Vào các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng tròn hoặc không có.

(Trả lời bởi Giang)
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 60)

Hướng dẫn giải

Trả lời:
Vào các ngày có dao động thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng là Trăng khuyết.

(Trả lời bởi Giang)
Thảo luận (3)

Câu C3 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Ví dụ ở Bắc Đại Tây Dương:

+ Khoảng 30°B bờ Đông Đại Tây Dương có dòng hiển lạnh, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng.

+ Khoảng 60°B ở bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh.


(Trả lời bởi Giang)
Thảo luận (3)