Bài 14: Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Bệnh

Nguyên nhân

 

Phòng bệnh

Trị bệnh

Lở mồm, long móng

Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

- Kiểm dịch ở biên giới.

- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

- Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.

- Tiêm phòng đầy đủ

Chưa có thuốc đặc trị.

Tụ huyết trùng

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra.

- Định kì bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

- Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

- Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

- Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.

 
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 71)

Hướng dẫn giải

* Đặc điểm: là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng .

* Nguyên nhân: do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

* Liên hệ thực tế: địa phương em trâu mắc bệnh lở mồm long móng có đặc điểm lây lan mạnh, rộng và rất nhanh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Theo em, để phòng bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp quan trọng nhất là tiêm phòng vaccine. Vì hiện tại, bệnh chưa có thuốc đặc trị.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Việc trâu, bò ăn, uống đầy đủ, khoa học; chăm sóc, sử dụng và khai thác hợp lí có tác dụng phòng bệnh tụ huyết trùng vì: Thời tiết thay đổi, khi bổ sung các sản phẩm ăn uống sẽ tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 73)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 73)

Hướng dẫn giải

* So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò:

Bệnh lở mồm, long móng

Bệnh tụ huyết trùng

- Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa.

- Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch.

- Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

- Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

- Kịp thời báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh.

- Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, vitamin...

 

* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương: địa phương có những biện pháp phòng, trị bệnh như sau:

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

 

- Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.

- Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn.

- Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em:

- Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với trâu, bò, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
- Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...
- Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.
- Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)