Bài 14. Bệnh hại cây trồng

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Hình A, B, C, D, G

(Trả lời bởi T . Anhh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Bệnh hại lại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng vì:

Bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Bệnh sinh lí là tiền đề cho bệnh do sinh vật phát triển và gây hại cho cây trồng vì:

 Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngập úng, khô hạn, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chất độc, khí độc,.. Bệnh không có tính lây lan, không có nguồn bệnh tích lũy trên đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh sinh vật  phát sinh, phát triển, gây hại.

(Trả lời bởi Kadehaza Ayato)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh vì: Nguồn bệnh tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng; có thể truyền bệnh thông qua trung gian và khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi => vết bệnh loang rộng và phát tán sang bộ phận khác, cây khác; chu kì gây bệnh mới lại bắt đầu

(Trả lời bởi Kadehaza Ayato)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Hình 14.2A là cà chua bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

Hình 14.2B là nho bị bệnh mốc sương.

Hình 14.2C là rễ đu đủ bị tuyến trùng.

Hình 14.2D là bệnh thối thân xì mủ sầu riêng.

Hình 14.3A là ngô bị héo do nắng nóng

Hình 14.3B là rau bị tuyết phủ

Hình 14.3C là lá cafe bị thiếu lân

Hình 14.3D là quả táo bị thiếu canxi

(Trả lời bởi Van Toan)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

-Vết đốm(đốm sọc, đốm tròn)

-biến màu(loang lỗ, vàng, đen)

-Biến dạng cây(lùn thấp)

-Héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận

-u, bướu, đảm sưng

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

* Bệnh đạo ôn hại lúa

- Nguyên nhân: do nấm Pyricularia oryzae gây ra

- Triệu chứng: Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau lớn dần và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám.

* Bệnh xoăn vàng lá cà chua

- Nguyên nhân: Do vi rít xoăn vàng lá TYLCV gây ra

- Triệu chứng: lá bị xoăn, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn; lá bị đốm vàng, thân thấp lùn, phình to.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao vì:

Nấm thích nghi và phát triển mạnh, gây hại nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, nhiều mây, âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều; gieo sạ dày, bón thừa đạm,..

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa vì: Trên những chân ruộng trũng, cây lúa hay có nguy cơ thừa đạm vì bộ rễ lớn hút nhiều nhưng đất này lại nghèo kali sẽ làm cho nấm đạo ôn phát sinh, gây hại mạnh. Do đó cần tăng cường bón phân kali và hạn chế bón đạm cho những chân ruộng trũng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2.1 (SGK Cánh Diều - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa:

Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dẫn và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ là bị cháy Bệnh tấn công trên cổ bông và cổ giẻ lúa, làm cho bông hoặc giẻ bị khô và gãy.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)