Bài 12. Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp

Bài 1 (SGK trang 47)

Hướng dẫn giải

Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng

+ Theo thành phần kinh tế: có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Theo ngành có: công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,…

+ Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.

Ví dụ:

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.

- Chế biến sản phẩm trồng trọt có nhiều ngành như: xay xát, sản xuất đường, rượu, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền…



(Trả lời bởi Linh Diệu)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 47)

Hướng dẫn giải

Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ: Thái Nguyên
đồng bằng sông Hồng: trung tâm là Hà Nội, Hải Phòng
Bắc Trung Bộ : Thanh Hoá, Vinh, Huế
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang
Vùng Tây Nguyên : không có
Vùng Đông Nam Bộ : TP.HCM, Biên Hoà
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Vĩnh Long

(Trả lời bởi Minh Thư)
Thảo luận (2)

Câu C1 (SGK trang 42)

Hướng dẫn giải

- Thứ tự các ngành công nghiệp như sau: lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; hoá chất; vật liệu xây dựng; dệt may; điện.

- Ba ngành có tỉ trọng lớn nhất là: lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử và khai thác nhiên liệu.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (2)

Câu C2 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

Do đây là những nơi có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (2)

Câu C3 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

- Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,.!.

+ Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (2)