Bài 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Câu hỏi (SGK - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bối cảnh lịch sử như sau:

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt nguồn từ Mỹ đã kế thừa và phát huy những thành tựu quan trọng của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

- Sự nổ ra của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh lạnh đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, phát minh có giá trị mới. 

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra trong hoàn cảnh rất nhiều những vấn đề toàn cầu đặt ra cho nhân loại như: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường...

- Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất nên được gọi là cuộc cách mạng số.

- Chính vì vậy, các nhà khoa học cần có sự nghiên cứu phát minh ra những công nghệ, thiết bị xanh, an toàn và bền vững với môi trường. 

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

- Trong khoa học cơ bản đạt được các thành tựu lớn trong lĩnh vực Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,…

- Phát minh ra các công cụ sản xuất mới như hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin,…để tự động hóa sản xuất dựa vào máy tính.

- Những vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới cũng được nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất.

- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ có những tiến bộ thần kì.

- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã giải quyết nạn đói kinh niên ở nhiều quốc gia.

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh, hình thành mạng máy tính toàn cầu kết nối các khu vực trên thế giới.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

- Thành tựu có vai trò then chốt trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự ra đời của máy tính điện tử.s Vì:

+ Nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ.

+ Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất.

+ Máy tính điện tử không những “làm việc” thay con người mà còn “nghĩ” thay con người.

=> Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề được điều khiển bằng máy tính.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Cuộc cách mạng lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh:

+ Có những tiền đề từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

+ Bước vào thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

+ Thế giới phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh,... cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.

+ Trước những thay đổi của thế giới, nhu cầu tiến hành một cuộc cách mạng mới được đặt ra trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Trong các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là trí tuệ nhân tạo (AI) vì:

- Hỗ trợ và thay thế con người trong các công việc khó khăn, thậm chí trong các môi trường làm việc nguy hiểm. Trí tuệ nhân tạo có thể dự kiến có thể làm việc chính xác và hiệu quả hơn con người.

- Phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao.

- Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…

Công nghệ AI đã mang lại thành công lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc không thể hoàn toàn thay thế con người.

- Vì:      

+ Tuy có những Rô-bốt được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng khó có thể xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm giữa người với người.

+ Máy móc do con người lập trình và điều khiển. Vì vậy, chúng chỉ có thể làm việc và hoạt động trong phạm vi được con người cài đặt sẵn.

+ Ngày nay, nhiều ngành nghề không thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo như bác sĩ, giáo viên, quản lý nhân sự, nhà sáng tạo nghệ thuật…

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

* Tác động đến sự phát triển kinh tế

- Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới kết nối, hình thành các mối quan hệ cộng tác, các hình thức hợp tác mới.

+ Lao động trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, là động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển.

+ In-tơ-nét, điện thoại thông minh và hàng ngàn ứng dụng trí tuệ nhân tạo có mặt ở hầu hết mọi nơi, từ những phương tiện giao thông không người lái đến trợ lí ảo và phần mềm dịch thuật,... đã và đang thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nhân loại.

- Tác động về xã hội:

- Làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các ngành sản xuất phi vật chất ngày càng được nâng cao, với nội dung, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác biệt đã làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã hội.

- Sự tự động hoá ngày càng cao làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu gia tăng, từ đó dẫn đến những nguy cơ bất ổn về chính trị và xã hội.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

 Các cuộc cách mạng công nghiệp có động lực chính là: 

- Do con người có rất nhiều những nhu cầu khác nhau trong đời sống và sản xuất. 

- Cuộc cách mạng phía sau đều là sự kế thừa và phát triển của cuộc cách mạng liền kề trước đó.

- Các vấn đề nhân loại đặt ra như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm năng lượng hóa thạch... đòi hỏi con người cần phải nghiên cứu, phát minh ra nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. 

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (FIR) có động lực phát triển dựa trên nền tảng của cả ba cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đó, ở đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. 

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự đột phá của một loạt những thành tựu khoa học. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của mạng internet đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của đời sống kinh tế xã hội. Đây là nền tảng cho sự ra đời của FIR vào giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mọi mặt của đời sống như y tế, dịch vụ, giao thông vận tải... đều kết nối với nhau qua “mạng thông minh”, mở ra kỷ nguyên của mạng lưới kết nối internet toàn cầu - IoT (Internet of things)

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Mạng internet là một thành tựu nổi bật nhất trong hai cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.

- Nhờ mạng internet mà việc học tập của em được diễn ra dễ dàng hơn với việc có thể tìm kiếm thông tin, bài tập vận dụng trên internet sau mỗi giờ học trên lớp.

- Khi giãn cách xã hội, việc học tập vẫn không bị gián đoạn do nhà trường, các ban ngành đoàn thể, Bộ Giáo dục đã nhanh chóng chuyển sang hình thức học tập trực tuyến. Hình thức học tập này giúp em làm phòng chống được dịch bệnh vừa đảm bảo vẫn tiếp thu đầy đủ những nội dung kiến thức trên lớp.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)