Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Hình bên là cảnh biển ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Một số địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
+ Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 58)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta.
- Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:
+ Các quốc gia: Lào; Cam-pu-chia.
+ Biển Đông.
+ Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ
• Yêu cầu số 2:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 60)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
Đặc điểm địa hình vùng Duyên hải miền Trung
- Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng:
+ Phần phía tây là dãy Trường Sơn.
+ Phần phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.
+ Dọc ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá,...
- Trong vùng Duyên hải miền Trung có Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với nhiều hang động kì vĩ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 60)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
- Khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa và bão tập trung vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Khí hậu có sự khác biệt giữa phần phía bắc và phần phía nam dãy Bạch Mã:
+ Phần phía bắc, mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh.
+ Phần phía nam không có mùa đông lạnh.
- Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng nhất nước ta.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu, khám phá (SGK Cánh diều - Trang 60)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
Nguyên nhân
- Sự phân hóa Bắc – Nam chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Góc nhập xạ tăng từ Bắc vào Nam => Nhiệt độ cũng tăng từ B vào N
- Bên cạnh đó còn có sự tham gia của địa hình và hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc làm cho sự phân hóa Bắc – Nam càng sâu sắc thêm

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
-  Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO
- Thuận lợi:
+ Địa hình, khí hậu, đất đai đa dạng, thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
+ Sông ngòi tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện và giao thông đường thuỷ.
+ Vùng biển giàu hải sản, dọc ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khí hậu nắng nóng, nước biển có độ mặn cao, tạo điều kiện cho sản xuất muối.
+ Trong vùng có di sản thiên nhiên thế giới, nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ,.... thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn: Duyên hải miền Trung là vùng có nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,... gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của người dân.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Cánh diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp 

- Trồng rừng phòng hộ ven biển
- Chống sạt lở đất
- Di dân 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

- Một số việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với người dân ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra:

+ Quyên góp sách, vở, đồ dùng học tập,… để tặng các bạn học sinh.

+ Vận động người thân, bạn bè cùng tham gia phong trào quyên góp gây quỹ từ thiện để giúp đỡ đồng bào miền Trung.

(Trả lời bởi Đào Ngọc Thanh)
Thảo luận (2)