Bài 11: Liên kết ion

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 51)

Hướng dẫn giải

- Hợp chất ion NaCl rất bền vững nên có nhiệt độ nóng chảy cao.

- Khi hòa tan hoặc nóng chảy, hợp chất tạo ra 2 ion Na+ và Cl- có khả năng dẫn điện.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 52)

Hướng dẫn giải

`a)Li -> Li^[+] + 1e`

`b)Be -> Be^[2+] + 2e`

`c)Br + 1e -> Br^[-]`

`d)O+2e -> O^[2-]`

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 52)

Hướng dẫn giải

K+( e = 18): 1s22s22p63s23p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ar.

Mg2+(e =10): 1s22s22p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ne.

F- (e =10): 1s22s22p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ne.

S2- (e = 18): 1s22s22p63s23p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ar.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 52)

Hướng dẫn giải

Quá trình tạo thành ion của O và Li:

O + 2e → O2-                                      

Li → Li+ + 1e

Tổng điện tích của các ion hình thành nên hợp chất luôn bằng 0.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 52)

Hướng dẫn giải

Những ion có thể kết hợp với nhau là:

 `@ Na^[+]` và `O^[2-]`

 `@Na^[+]` và `Cl^[-]`

 `@Mg^[2+]` và `O^[2-]`

 `@Mg^[2+]` và `Cl^[-]`

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 52)

Hướng dẫn giải

`a)Ca^[2+] + O^[2-] -> CaO`

`b)Mg^[2+] + O^[2-] -> MgO`

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 53)

Hướng dẫn giải

Mô hình thu được tương tự hình

loading...

- Trong tinh thể sodium chloride, mỗi ion sodium được bao quanh bởi 6 ion chloride gần nhất và mỗi ion chloride cũng được bao quanh bởi 6 ion sodium gần nhất.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống trang 54)

Hướng dẫn giải
Hiện tượng:

- Dung dịch nước đường: đèn tín hiệu không sáng. Do khi hòa tan đường trong nước không tạo ra các ion.

- Muối ăn khan: đèn tín hiệu không sáng. Do ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện.

- Dung dịch muối ăn bão hòa: đèn tín hiệu phát sáng. Do khi muối được hòa tan vào nước, các ion chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 54)

Hướng dẫn giải

a) Muối ăn (NaCl) là tinh thể ion, giữa các ion Na+ và Cl- có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên muối ăn khó nóng chảy hay có nhiệt độ nóng chảy cao.

b) Các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch sẽ dẫn điện, vì:

- Khi nóng chảy hoặc tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện.

- Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Em có thể? (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 54)

Hướng dẫn giải

- Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của MgO là 2800°C.

- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện. Ở trạng thái nóng chảy, hợp chất ion dẫn điện.

- Do lực hút tĩnh điện rất mạnh giữa các ion nên các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn.

⇒ Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.

Một số ứng dụng phổ biến của hợp chất ion trong đời sống:

- Potassium hydroxide là hợp chất ion được dùng làm chất dẫn điện trong pin alkaline (pin kiềm).

- Máy lọc không khí tạo ion âm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)