Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí không phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Việc lưu trữ bảng điểm của lớp học là rất cần thiết. Bảng điểm của lớp học là một tài liệu quan trọng để giáo viên và nhà trường có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học đó.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu đề cập đến độ chính xác, đồng bộ và đúng đắn của dữ liệu trong hệ thống lưu trữ, đảm bảo rằng dữ liệu được duy trì một cách nhất quán qua các thao tác đọc, ghi, cập nhật và xóa.

Tính nhất quán dữ liệu là một yếu tố quan trọng trong hệ thống lưu trữ dữ liệu, bao gồm cả cơ sở dữ liệu, hệ thống tập tin hoặc hệ thống đám mây. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu được duy trì và quản lý một cách chính xác và đúng đắn, giúp tránh gây ra các lỗi dữ liệu, mâu thuẫn dữ liệu hoặc sự không đồng bộ giữa các phiên bản dữ liệu khác nhau.

Một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu gồm:

Đồng bộ hóa dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu được cập nhật và đồng bộ hóa đúng đắn giữa các bản sao dữ liệu khác nhau, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thành phần khác nhau của hệ thống, như các máy chủ, cơ sở dữ liệu con, hoặc các phiên bản dữ liệu sao lưu.

Kiểm soát truy cập dữ liệu: Xác định và quản lý quyền truy cập vào dữ liệu để đảm bảo chỉ người dùng có quyền truy cập và sửa đổi dữ liệu có thẩm quyền, giúp tránh sự không đồng bộ và xâm nhập dữ liệu trái phép.

Kiểm tra lỗi dữ liệu: Thực hiện các kiểm tra đúng đắn và kiểm tra lỗi dữ liệu để phát hiện và sửa chữa các lỗi dữ liệu, như dữ liệu thiếu, trùng lặp, hoặc dữ liệu không hợp lệ, tránh sự không nhất quán của dữ liệu.

Quản lý phiên bản dữ liệu: Đảm bảo quản lý và theo dõi phiên bản dữ liệu, đồng bộ hóa và quản lý các phiên bản dữ liệu khác nhau, giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong thời gian.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Thực hiện quá trình sao lưu và phục hồi dữ liệu định kỳ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềm, đảm bảo dễ dàng chia sẻ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tinh nhất quán dữ liệu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Lưu trữ dưới dạng bảng là cách lưu trữ phù hợp hơn.

Lí do cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định:

1. Dễ dàng quản lý và tìm kiếm dữ liệu: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp cho quản lý và tìm kiếm dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Nhân viên có thể nhanh chóng truy xuất dữ liệu cần thiết và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.

2. Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu: Việc lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Bằng cách sử dụng các quy tắc và tiêu chuẩn cho phép dữ liệu được định dạng một cách chuẩn mực và chính xác hơn.

3. Tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm và truy xuất dữ liệu. Các bảng chỉ mục có thể được tạo ra để tăng tốc độ tìm kiếm dữ liệu và giảm thiểu thời gian phản hồi.

4. Hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp cho việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Dữ liệu có thể được sắp xếp và phân loại một cách logic để giúp các nhà quản lý và nhân viên phân tích và đưa ra quyết định hiệu quả hơn.

5. Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó có thể đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của pháp luật hoặc các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ và quản lý một cách an toàn và bảo mật.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Tính cấu trúc:

- CSDL thư viện có bảng Độc-Giả gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.

- CSDL Danh bạ gồm nhiều hàng và cột. Mỗi cột là một thuộc tính (cột họ tên, cột số điện thoại, cột địa chỉ...).     

Tính toàn vẹn:

- Mỗi thư viện đề có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn không vượt quá 6 cuốn.     

Tính an toàn và bảo mật thông tin:

-Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác, Chỉ có một số người đủ thẩm quyền như thủ thư mới có quyển truy cập để sửa đổi, xóa bạn đọc.

- Trong ứng dụng danh bạ thì chỉ những ai mở khóa được smartphone thì mới có thể xem được thông tin danh bạ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Cần lưu để cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Một ví dụ minh hoạ cho sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu là trong lĩnh vực y tế - khám chữa bệnh. Việc lưu trữ dữ liệu y tế độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt và dễ dàng trong việc truy xuất và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tắng tính bảo mật và an toàn của dữ liệu cũng như đơn giản hóa quá trình khai thác và phân tích dữ liệu y tế.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Để xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ các thông tin sau:

* Thông tin về bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số chứng minh thư, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.

* Thông tin về sách: Mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, số lượng.

* Thông tin mượn, trả sách: Mã mượn trả, mã bạn đọc, mã sách, số sách mượn, ngày mượn, ngày hẹn trả, tình trạng sách…

* Vi phạm: Mã mượn trả, lí do vi phạm, số tiền phạt.

Những việc cần làm để đáp ứng được nhu cầu quản lí của thủ thư là :

* Quản lý thông tin bạn đọc: Thêm bạn đọc, xóa bạn đọc, thay đổi thông tin bạn đọc, cho phép bạn đọc đăng nhập hệ thống…

* Quản lí sách :

+ Nhập sách (thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách…)

+ Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản…

* Quản lí mượn – trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, phiếu phạt…

* Chức năng thống kê – báo cáo:

+ Thống kê sách trong thư viện: sách mượn nhiều nhất, sách đã hết.

+ Thống kê sách được mượn, được trả.

* Bảo mật hệ thống: Phân quyền cho các nhân viên (thủ thư, độc giả…).

(Trả lời bởi Time line)
Thảo luận (1)