Quan sát hình 10.1 và so sánh màu lông của con cáo bắc cực vào mùa đông và vào mùa hè. Màu sắc lông của cáo thay đổi theo mùa do ảnh hưởng của yếu tố nào?
Quan sát hình 10.1 và so sánh màu lông của con cáo bắc cực vào mùa đông và vào mùa hè. Màu sắc lông của cáo thay đổi theo mùa do ảnh hưởng của yếu tố nào?
Nêu sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường trong biểu hiện kiểu hình ở một số tính trạng của sinh vật. Cho ví dụ minh họa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ: Cáo tuyết bắc cực thường có lông màu trắng vào mùa đông lạnh, có lông màu sẫm hơn khi ở mùa hè; mèo Xiêm (Siamese) có kiểu gene đột biên mẫn cảm nhiệt độ có lông màu trắng ở các phần cơ thể ấm nóng, lông màu đen sẫm ở các phần cơ thể lạnh hơn như chân, đuôi, tai,...
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tính trạng năng suất ở vật nuôi, cây trồng có mức biến dị khác nhau phụ thuộc vào các nhân tố nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTính trạng năng suất ở vật nuôi, cây trồng có mức biến dị khác nhau phụ thuộc vào các nhân tố kiểu gene, môi trường và sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố (giống, điều kiện chăm sóc) đối với hiệu quả chăn nuôi lợn, gà,..; trồng lúa, ngô,... ở địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiống lúa chịu sâu bệnh kém sẽ bị sâu bệnh đem lại chất lượng năng suất kém hơn so với giống lúa chống chịu tốt.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Giải thích vì sao điều kiện sống (chế độ dinh dưỡng, tập luyện,..) có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện chiều cao tối đa của một người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChiều cao của một người được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống và các yếu tố khác. Trong đó, di truyền đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định khoảng 60 - 80% chiều cao tối đa của một người. Tuy nhiên, điều kiện sống cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng biểu hiện chiều cao tối đa, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển đầu đời.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 10.3 và mô tả sự biến đổi về số lượng mắt đơn cấu thành mắt kép của ruồi giấm ở các nhiệt độ khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhiệt độ càng cao (10-30 độ) thì sự biến đổi về số lượng mắt đơn càng giảm.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
So sánh chiều cao của mỗi dòng cỏ thi (hình 10.4) ở các độ cao khác nhau để xác định trong ba dòng, dòng nào có mức phản ứng rộng nhất, dòng nào có mức phản ứng hẹp nhất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDòng có mức phản ứng hẹp nhất: dòng 4
Dòng có mức phản ứng rộng nhất: dòng 23
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Trình bày bản chất di truyền của mức phản ứng. Nêu ví dụ minh họa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMức phản ứng có bản chất di truyền là kiểu gene.
Ở đây, kiểu gene mang thông tin di truyền, thông qua quá trình phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo các chuỗi polypeptide cấu thành Protein, quy định tính trạng cơ thể. Kiểu gene quy định kiểu hình ở sinh vật, từ đó cũng quy định mức phản ứng.
VD: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Nêu các ví dụ minh hoạ ứng dụng hiểu biết về thường biến và mức phản ứng trong đời sống và sản xuất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột bệnh do rối loạn chuyển hóa phenylalanin, hình thành chất gây độc hệ thần kinh. Người có kiểu gene đồng hợp về allele đột biến (aa) biểu hiện kiểu hình bệnh. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm trước sinh, người có kiểu gene a được áp dụng chế độ ăn giảm thiếu phenylalanine ngay từ khi sinh ra thì người đó không biểu hiện kiểu hình bệnh PKU.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Các tính trạng như chiều cao cây và năng suất hạt có luôn tăng tỉ lệ thuận với việc tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng hay không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBón phân hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất cây trồng, nhưng cần cân nhắc nhiều yếu tố khác để đạt hiệu quả cao nhất. Không phải cứ bón nhiều phân là chiều cao cây và năng suất hạt luôn tăng lên.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)