Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Mở đầu (SGK - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Triển vọng của trồng trọt: Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu và hướng tới nền nông nghiệp 4.0. Mục đích của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.  Ngoài ra, làm giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Hình a - Gạo : là lương thực chính, cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của con người.

Hình b - Ngô: Cây lương thực của con người, có dùng làm thức ăn cho chăn nuôi (thân ngô cho lợn ăn, hạt ngô có thể cho gia cầm ăn)

Hình c - Lúa mì: Dùng làm bánh mì, mì sợi, bánh kẹo, lên men sản xuất bia, bã lúa mì dùng để làm thức ăn cho chăn nuôi.

Hình d - Khoai tây: cung cấp lương thực cho con người, nguyên liệu sản xuất tinh bột, thức ăn cho động vật.

Hình e - Sắn: Chế biến thành bột ngọt, thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, hồ vải, phụ gia dược phẩm,...

Hình g - Khoai lang: Thực phẩm nhiều dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, làm thức ăn cho chăn nuôi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 7)

Hướng dẫn giải

+ Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường;

+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực;

+ Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực;

+ Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực, đổi mới cơ chế chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;

+ Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi;

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Bắp lai làm thức ăn cho gà.

- Cà rốt, bí đỏ được xay nhuyễn làm pate cho mèo Anh lông ngắn.

- Thân cây chuối được cắt nhỏ làm thức ăn cho lợn.
- Cỏ xanh được dùng làm thức ăn cho trâu, bò.

- Lá cây vông được dùng để làm thức ăn cho thỏ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

- Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3.120 (tr.USD), tăng 11,2% so với năm 2019

- Năm 2021 (5 tháng đầu năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 1.479 (tr.USD), tăng 0,07% so với cùng kì năm 2019.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt

Ví dụ minh họa

Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.

Công nghệ tưới tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công

Công nghệ tự động hóa: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

Bảo vệ môi trường

Công nghệ sinh học: hạn chế sử dugnj phân bón hóa học

Công nghệ thủy canh: hạn chế ô nhiễm môi trường

Chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản

Công nghệ nhà kính: tránh được thời tiết xấu.

Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sây bệnh, đảm bải an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình.

Tự động hóa trong trồng trọt: áp dụng tự động hóa trong các khâu.

  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 9)

Hướng dẫn giải

- Tưới tiêu tự động cho chè.

- Nhà kính + đèn chiếu sáng kích thích nhanh chín cho các cây ăn quả.

- Thuỷ canh các cây rau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Các hoạt động cơ giới đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.

- So với năm 2011, năm 2019 có số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%.

- Đối với công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, đến nay, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%.

- Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác.

- Ngành cơ khí trong nước cũng phát triển nhanh với trên 7.800 doanh nghiệp cơ khí (trong có 95 doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trên 500 tỷ đồng) và gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp.

- Tại các địa phương, các loại máy móc phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa…) được nông dân đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Một số mô hình:

Mô hình trồng rau thủy canhMô hình trồng dâu tây thủy canhMô hình trồng rau bằng trụ khí canhMô hình trồng khoai tây khí canh

Hiệu quả của các mô hình thủy canh, khí canh mang lại: cho phép con người trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt; giúp người nông dân tiết kiệm không gian, nước trong trồng trọt, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Các mô hình thủy canh, khí canh đang được áp dụng trong trồng trọt ở Việt Nam:

- Mô hình thủy canh dạng bấc.

- Mô hình thủy canh tĩnh

- Mô hình thủy canh hồi lưu

- Mô hình thủy canh nhỏ giọt

- Mô hình thủy canh NFT

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)