Bài 1. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 86,87)

Hướng dẫn giải

Mặt sân vận động cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng trong không gian. Mặt sân vận động thường được làm phẳng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 86,87)

Hướng dẫn giải

Trong thực tiễn có nhiều ví dụ minh họa cho mặt phẳng. Chẳng hạn: tấm gương phẳng, mặt bàn, mặt bảng Cho ta hình ảnh một phần mặt phẳng trong không gian

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 86,87)

Hướng dẫn giải

Điểm A không thuộc mặt phẳng (P) hay A nằm ngoài (P)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 86,87)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều trang 87-89)

Hướng dẫn giải

Để giữ cố định được xà ngang, ta cần 4 điểm đỡ để tạo thành 1 mặt phẳng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Cánh Diều trang 87-89)

Hướng dẫn giải

Ba điểm của kiềng ba chân trên mặt đất tạo thành 1 mặt phẳng giúp giữ cho bếp không bị cập kênh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 5 (SGK Cánh Diều trang 87-89)

Hướng dẫn giải

Nếu coi bức tường chứa bảng và sàn nhà là hình ảnh hai mặt phẳng thì giao của hai mặt phẳng là đường chân tường.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 87-89)

Hướng dẫn giải

Gọi O là giao điểm của AC và BD

Vì S và O cùng thuộc hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

Suy ra SO là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 6 (SGK Cánh Diều trang 90)

Hướng dẫn giải

a) Mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, C đi qua đường thẳng d

b) Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua điểm A và đường thẳng d

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 7 (SGK Cánh Diều trang 90)

Hướng dẫn giải

a) Mặt phẳng đi qua ba điểm A. B, O đi qua hai đường thẳng a và b

b) Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng a và b

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)