8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Một số bộ phận của ô tô: 

- Nắp ca-pô làm từ kim loại tổng hợp;

- Đèn pha làm từ nhựa cứng, thủy tinh, kim loại;

- Gương chiếu hậu làm từ thủy tinh;

- Lốp xe làm từ cao su;

- Vô lăng thường làm từ chất dẻo.

Nhiên liệu thường dùng cho động cơ ô tô là xăng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết: nhôm, sắt, thép, gang, đồng, gỗ, thủy tinh, xi măng, cát,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Một số vật dụng bằng nhựa: thùng rác, ghế, chai đựng nước, cốc, hộp đựng thực phẩm, khay…

Các vật dụng bằng nhựa có đặc điểm: nhẹ; dẫn nhiệt kém; không dẫn điện; bền với môi trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Một số ứng dụng của kim loại: 

- Làm xoong nồi do dẫn nhiệt tốt, bền;

- Làm dây dẫn điện do dẫn điện tốt, bền;

- Làm cầu do cứng, bền; 

- Làm vỏ máy bay do nhẹ, bền…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Một số vật dụng được chế tạo từ kim loại:

+ Ấm đun nước, xoong, nồi, mâm… chế tạo từ nhôm;

+ Lõi dây điện chế tạo từ đồng;

+ Dao, cuốc, xẻng, búa, liềm… chế tạo từ sắt.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Cao su được sử dụng làm lốp xe do có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi không tác dụng. Ngoài ra, cao su còn chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.

Tuy nhiên lốp xe không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hay hóa chất và các vật sắc nhọn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Thủy tinh được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm do: 

+ Thủy tinh không thấm nước, bền với điều kiện của môi trường, không tác dụng với nhiều hóa chất. 

+ Thủy tinh trong suốt dễ quan sát các phản ứng hóa học trong ống nghiệm bằng thủy tinh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Một số vật dụng bằng thủy tinh: cốc, bát, ly rượu, bình hoa, bóng đèn …

- Một số lưu ý khi sử dụng các vật dụng bằng thủy tinh: 

+ Do các đồ bằng thủy tinh dễ vỡ; và khi vỡ có thể gây thương tích vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng chúng.

+ Ngoài ra, nên dùng vải mềm để lau chùi các vật dụng bằng thùy tinh, tránh dùng các vật cứng, sắc, nhọn đè lên.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

 

Thủy tinh

Gốm

Giống

Cứng và bền với môi trường

Khác

Không thấm nước

Trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua

Khi vỡ dễ gây thương tích

Có thể thấm nước

Không thể cho ánh sáng truyền qua

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Gỗ bền chắc và dễ tạo hình nên có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm cửa, sàn gỗ, đồ dùng nội thất (giường, tủ, bàn, ghế…)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)