1. Sự sống và cái chết

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 75)

Hướng dẫn giải

- Điều khiến sự sống trên trái đất có thể sinh sôi nảy nở

- Yếu tố nào là quan trọng nhất đối với sự sống trên trái đất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 76)

Hướng dẫn giải

- Sự phát triển của sự sống trên Trái đất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 76)

Hướng dẫn giải

- Giúp người đọc hình dung tưởng tượng được lịch sử hình thành sự sống trên Trái Đất theo thời gian

- Giúp nội dung diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 76)

Hướng dẫn giải

- tiến hoá, sinh vật đơn bào, trùng đế giày, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, ổ sinh thái, vô sinh, ...

- Tác dụng: làm nổi bật được chủ đề sự sống của các loài sinh vật, bài viết thêm thuyết phục, cụ thể 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 76)

Hướng dẫn giải

- Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.

- Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77)

Hướng dẫn giải

 - Văn bản sự sống và cái chết viết về quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất

- Tác giả đã tiếp cận vấn đề sự sống và cái chết từ lịch sử tiến hoá của các sinh vật trên Trái Đất, để thấy được mối quan hệ giữa sự sống và cái chết cũng như tầm quan trọng như nhau của chúng. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77)

Hướng dẫn giải

- Nội dung các phần

+ Đoạn 1: hai hướng đi cơ bản của sự sống trên Trái Đất

+ Đoạn 2: lịch sử phát triển của sự sống

+ Đoạn 3: sự thích nghi, sinh tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hoá

+ Đoạn 4: mối quan hệ giữa sự sống và cái chết và vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất. 

- Các sắp xếp, tổ chức: đầu tiên tác giả đưa ra những thông tin khái quát, sau đó, tác giả triển khai những nội dung cụ thể khác nhau ở đoạn 2,3 và cuối cùng, đoạn 4 khái quát, mở rộng thông tin. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77)

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết” là mối quan hệ cùng tồn tại, cùng phát triển, không loại trừ nhau, cái này là một phần của cái kia, tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77)

Hướng dẫn giải

- Thông điệp: mỗi sự sống trên Trái Đất đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng và loài người cần có ý thức nâng niu, gìn giữ sự sống trên Trái Đất. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, con người đã và đang vô tình làm kiệt quệ môi trường sinh thái, khiến những loài động thực vật mất đi môi trường sống tự nhiên của mình. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái chung. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)