“Thương nhau cho ăn tiết. Giết nhau cho ăn gan” là bởi gan là cơ quan xử lý “độc” của cơ thể động vật, là nơi tập trung, xử lý những độc tố nội sinh, ngoại sinh.
Do đó, ăn gan nhiều sẽ không tốt, có nguy cơ mắc các bệnh lý:
- Bệnh lý về nhiễm vi sinh (sán, vi khuẩn gây bệnh) nếu “gan” bị bệnh, chế biến không bảo đảm.
- Chứa nhiều mỡ động vật và dễ gây rối loạn chuyển hóa (thừa mỡ trong máu, trong cơ quan nội tạng và tổ chức dưới da).
- Bệnh lý do nhiễm độc như độc chì, cardimi...
Ngoài gan, tim động vật cũng dễ gây cholesterol (tỷ lệ mỡ cao), tỷ lệ protít cao dễ gây rối loạn chuyển hóa mỡ, bệnh sơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa protít (Gouté).
Theo kinh nghiệm dân gian thì tiết là một thứ rất nhiều dinh dưỡng, khi nấu chín sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể và rất bổ. Còn gan, nơi xảy ra nhiều phản ứng, sẽ có nhiều chất độc nên người ta quan niệm ăn gan rất độc và không nên ăn, Nhưng đây là quan niệm sai lầm của người xưa vì thật ra ở gan cũng rất nhiều chất dinh dưỡng mà cần thiết cho cơ thể.
Trong tiết có chứa nhiều sắt, là thành phần cấu tạo hemoglobin giúp bổ máu. ( thương nên cho ăn những món bổ dưỡng)
Trong gan chỉ còn chất độc và cặn bã được tích tụ lại ( họ quan niệm gan là chất độc nên mới nói là "giết thì cho ăn gan" một phần đúng bởi gan sống k tốt nhưng khi đc nấu chín lại là một món ăn đầy chất dinh dưỡng)