Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẽ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Phân tích ngữ pháp câu cuối trong đoạn văn trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu gì? 2, Tìm một câu tục ngữ (hoặc một câu ca dao, thành ngữ) có nội dung tương ứng với “ánh lửa sẻ chia” được đề cập trong đoạn văn trên. 3. Đoạn văn đã nhắn nhủ đến người đọc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
M.n giúp e với hôm nay e phải nộp r
🥺🥺
Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào?
A. Đồng chí
B. Ánh trăng
C. Bếp lửa
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 4: Câu văn: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.”
a. Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
b. Xét về từ loại, từ “Chính” là loại từ nào? Nêu giá trị biểu đạt của từ “Chính” trong câu văn?
viết đoạn văn khoảng 20 đến 25 câu trình bày suy nghĩ của em : phải biến mình thành ngọn lửa ta mới thấy ánh sáng thành công
" Quê hương anh nước mặn, đồng chua"
1. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ (ko cần làm)
2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối trong đoạn thơ em vừa chép thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 10->12 câu, theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép(Gạch chân dưới câu ghép đó).
Đóng vai nhân vật một trong tác phẩm ánh trăng Nguyễn du bếp lửa bằng Việt chiếc lược ngà Nguyễn Quang sáng để kể chuyện
chuyển nội dung bài thơ bếp lửa thanh một câu chuyện theo lời của cháu.
I. Đọc hiểu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Ngọn nến
” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối …, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến.
Câu 1. PTBĐ chính.
Câu 2. Ngọn nến đã suy nghĩ như thế nào để rồi nó quyết định nương theo ngọn gió và tắt phụt đi.
Câu 3. Phép liên kết hình thức nào được thể hiện trong 2 câu sau? Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy?
Nến hiểu ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến.
Câu 4.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau. Hãy cho biết đó là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình.
Câu 5. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong câu văn sau rồi viết lại câu văn dùng lời dẫn gián tiếp.
Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”.
Câu 6. Từ câu chuyện này em rút ra được bài học gì về thái độ sống?