- Lãnh thổ của đế quốc Rô-ma được in màu xanh trong hình dưới:
- Người Giéc-man đã:
+ Tiêu diệt các vương quốc cũ trên đất Rô-ma
+ Thành lập nhiều vương quốc mới của họ như: Phơ-răng, Đông Gốt, Tây Gốt, ...
- Người Giéc-man còn chiếm ruộng của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời còn được phong các tước vị: công tước, bá tước, nam tước, hầu tước... Thế là họ vừa có ruộng đất, vừa có địa vị xã hội, trở thành các lãnh chúa phong kiến. Còn nông dân và nô lệ cũ thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến. Xã hội phong kiến đã được hình thành.
2.
Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giec-man đã:
- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây-gốt, Đông-gốt,… Sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,…
- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều hơn.
- Người Giec-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.
* Tác động:
- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu được hình thành.