Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển:không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan.
-Tài liệu cổ sử còn sót lại vẫn ghi nhận rõ ràng việc các vua chúa Việt Nam nhiều thời kỳ đã đặc biệt quan tâm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu không có sự quan tâm và các chỉ dụ cụ thể như thế thì ngày nay sẽ không có những bản đồ như Hồng Đức Bản Đồ (1490), Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630-1705), hoặc Thuận Hoá Quảng Nam Địa Đồ Nhật Trình có vẽ bãi Trường Sa ở phía ngoài xã Du Trường (tức Cù lao Ré) chú thích đi mất 2 ngày mới tới.
- Bên cạnh việc đo vẽ bản đồ, nhà Nguyễn cũng đã nhiều lần khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cho cắm cờ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên hai quần đảo này. Năm 1816 vua Gia Long đã sai người ra cắm cờ trên đảo Hoàng Sa.
=> Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.