xác định kiểu hành động nói
chim sâu hỏi chiếc lá:
lá ơi! hãy kể cuộc đời của cậu cho tớ nghe đi.
bình thường lắm chẳng có gì đâu
bình thường sao các bạn chim sáo lại ngưỡng mộ bạn thế
ĐỀ 11: CÂU 1: “Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”. Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ sẽ quyết định dừng chân và tắm. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ là một tảng đá?” Câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi được”. (Theo Internet) a. Cho biết nội dung của câu chuyện trên. (1.0 điểm) b. Tìm hai từ thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của người. (1.0 điểm) c. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì? Diễn đạt điều đó bằng đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu (1.0 điểm).
Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
trong đoạn thơ trên tác giả,tác giả sử dụng kiểu phân loại mục đích nói nào?Cho biết tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nột dung của đoạn thơ.
Đề kiểm tra Hoc kì 2 Ngử Văn 8
Câu 1: (2đ) Về tác Phẩm "Đi Đường "(Tẩu Lộ ) của Hồ Chí Minh
a. Ghi lại chính xác bản dịch thơ hoặc bản phiên âm của bài thơ (1đ)
b.Nêu ý nghĩa bài thơ (1đ)
Câu 2 : (3đ)
a.Nêu chức năng chính của kiểu câu trần thuật.(1đ)
b.Cho đoạn trích sau:
(1)Chim sâu hỏi chiếc lá :
-(2)Lá ơi ! (3)Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
-(4)Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu .
(theo sách Ngữ văn 7 - Tập 2 - trang 29)
b.1 Câu cầu khiến trong đoạn trích là câu nào ? Chỉ ra đặc điểm hình thức của câu cầu khiến ấy.(1đ)
b.2 Hãy thay đổi trật tự từ trong câu (4) một cách hợp lí và viết lại thành 2 câu khác .(0,5đ)
b.3 cho biết về đặc điểm hình thức của câu phủ định có trong doạn trích trên (0,5đ)
Câu 3 : (5đ) Suy nghĩ về lợi ích của việc học sinh phải học tập chăm chỉ.
-Hết-
Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá
Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau.
Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.
Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
(Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson - NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)
Câu 1. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Câu 2. Xác định kiểu câu của câu văn sau và cho biết chức năng:
“Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận.”
Câu 3. Khái quát nội dung chính của văn bản trên bằng một câu đúng ngữ pháp.
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em?
Cho biết chức năng của các câu nghi vấn sau.
A. Bạn có thể kể cho tôi nghe nội dung của câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng được không?
B. Nỗi Niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?
Cho 1 đoạn văn nghị luận về tình bạn như sau:
"Sống ở đời, ai cũng cần có tình bạn, 1 người bạn tốt, 1 tình bạn đẹp đem lại cho ta biết bao niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. Không có tình bạn, con người sẽ cảm thấy đơn độc, lẻ loi, sẽ thiếu đi 1 chỗ dựa tinh thần to lớn. Bạn giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Bạn cùng ta vững bước đi trên đường đời, tiếp cho ta nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách. Ai không biết quý trọng tình bạn thì người đó sẽ ko hiểu đc giá trị to lớn của tình cảm này?"
Hãy bổ sung yếu tối biểu cảm để viết lại đoạn văn trên nhằm tăng sức thuyết phục (chỉ rõ yếu tố BC)
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"
Cho biết câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ?