Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt. Nêu tác dụng của câu đặc biệt em tìm được
+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.
+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.
+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt..
+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!
+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.
+ Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện!
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không?”
+ Ngày mai mấy giờ em bay? – 6 giờ ạ.
+ “Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”
+ Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
+ Thương thay! Những số phận con người bị cuộc đời vùi dập trong xã hội cũ.
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong những câu sau và cho biết tác dụng của chúng
a) ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b)mùa xuân.mỗi khi hoạ mi tung ra tiếng hót vang trời thì mọi vật như có sự thay đổi kì diệu
c)-bao giờ trường bạn tổ trức hội xuân
-ngày mai
d)một giây...hai giây...ba giây...lâu quá!sốt cả ruột!
a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:
A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.
B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.
C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.
D. Đó là tiếng gọi của một con người đang mong đón Tết.
b) Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):
"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ..................... và một...................tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín ....................."
c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải vì sao
C1 Văn 7
Xác định câu rút gọn và câu câu biệt trong ví dụ sau và nêu tác dụng của nó
" Mùa thu . Lá vàng rơi lả tả . Lả tả . Đỏ như sắc nắng .Đỏ như ngọn lửa . Ngọn lửa ấy và truyền hơi ấm kì diệu vào bc chân tôi "
Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong những dòng sau và cho biết tác dụng của kiểu câu đó;
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng câu
b) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu
c) Học ăn, học gói, học nói, học mở
d) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, chiếc đò từ từ trôi
viết một đoạn văn từ 5-6 câu trình bày cảm nhận về ngày mùa xuân với cảnh đẹp. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. chỉ rõ và nêu tác dụng
giúp em với ạ
BT 2. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?
a. “ Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết.Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì,nghiêng nghiêng bên triền núi ” ( Mai Văn Tạo)
b. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” (Hồ Chí Minh)
c. “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng” (Hà Ánh Minh)
d. “ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
(Nguyễn Hữu Trí Huân)
e. “...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ” (Khánh Hoài)
g. “Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường. Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình trước những tràng hoa. ” (Nhật Lạc Lâm - Đông Quỳ)
VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
Câu 3: (5,0 điểm)
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?
……………….Hết……………