Em nên giới hạn khung thời gian của câu hỏi em nhé, cô nghĩ là em muốn hỏi về sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
Chia làm ba
+ Đại địa chủ: Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ: trung và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần dân tộc, yêu nước, giúp đỡ cách mạng sau này.
* Giai cấp tư sản: Phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: làm chủ nhiều hiệu buôn nhỏ, các đại lý, cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
* Tầng lớp tiểu tư sản: bị Pháp chèn ép, bạc đãi, bị phân biệt đối xử trong công việc, nhưng có tinh thần hăng hái cách mạng.
* Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, chịu 3 tầng áp bức. Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
* Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, ngày càng tăng về số lượng, hăng hái đấu tranh ngay từ buổi đầu hình thành giai cấp, là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.