Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kito Kid 5

Xã hội nước ta có những giai cấp và tầng lớp nào vào cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20?

Dương Nguyễn
21 tháng 6 2017 lúc 17:44

- Xã hội nước ta có những giai cấp và tầng lớp vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là:

+ Địa chủ phong kiến: phần lớn trở thành tay sai cho đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.

+ Nông dân: phân hoá thành nhiều bộ phận, có thái độ căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì độc lập.

+ Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời: công nhân, tư sản và tiểu tư sản,

Kirigaya Kazuto
21 tháng 6 2017 lúc 17:31

Xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới : công nhân , tư sản , tiểu tư sản

Xuất hiện thêm mâu thuẫn mới : Thực dân pháp >< địa chủ

*Sự biến đổi giai cấp

Cũ : Nông >< Địa chủ

Chúc bạn học tốt hihi

Bình Trần Thị
21 tháng 6 2017 lúc 20:44

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.

Giai cấp địa chủ, đa số là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, căm ghét, vừa có tinh thần dân tộc chống Pháp, số đại địa chù, tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.

Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột, cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến.

Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên... phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng.

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành tay sai của chúng. Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) và phát triển khá nhanh. Năm 1914 khoảng 10 vạn, đến năm 1929 tăng lên 22 vạn. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít, ra đời muộn so với công nhân nhiều nước nhưng mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế là có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chất quốc tế.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, rất kiên quyết cách mạng và đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị độc lập. Công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, bị bần cùng hoá nên có quan hệ gần gũi với nông dân, rất thuận lợi cho liên minh công nông. Trong các giai cấp ở Việt Nam lúc đó "Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”'.

Đạt Trần
21 tháng 6 2017 lúc 21:50

-Trước khi thực dân Pháp xâm lược xã hội VN có 2 giai cấp chính:

+Nông dân

+Địa chủ PK

-Sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở VN, ngành KT mới xuất hiện kéo theo sự thay đổi của xã hội.

+Hình thành bộ máy cai trị thuộc địa:viên chức, trí thức,quan lại, địa chủ,..

+KT đổi mới---> THÀnh thị phát triển,buôn bán mở rộng----> xuất hiện chủ xưởng nhỏ và đặc biệt là công nhân

+ND Việt NAm mất mùa đói kém phải đi làm thuê cho địa chủ hoặc làm trong các nhà máy và họ trở thành nô lệ, công nhân,.. vs những đồng lương rẻ mạt

Thế thui ~~~~~~ Thân ~~~~~~~


Các câu hỏi tương tự
Gdfgh Dygc
Xem chi tiết
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Khoa Nguyễn
Xem chi tiết
An Võ
Xem chi tiết
Nguyên Trương Thành
Xem chi tiết
Hany Yaya
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Nguyên Thị Tuyêt Nhung
Xem chi tiết
Hoàn Thiện Sơn
Xem chi tiết