Cho 24,4 g hỗn hợp toluen và etylbenzen tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Sau phản ứng thấy khối lượng KMnO4 cần dùng là 60,04 gam. Khối lượng của axit tạo thành sau phản ứng là?
Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng H2O. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4.
a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa X và H2 (xúc tác Ni, đun nóng), với brom (có mặt Fe), với hỗn hợp dư của axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc.
Benzen không tác dụng với dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4 nhưng stiren thì có phản ứng với cả hai dung dịch đó.
1. Giải thích vì sao stiren có khả năng phản ứng đó.
2. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng đó.
Lưu ý : Không copy , câu hỏi chỉ dành cho các bạn Thành Viên Thường !
Phần thưởng ngoài GP, thì còn có coin do mình thưởng nhé <3 Good luck
#hdcm
Cho 2,24 lít propen hợp nước sau đó lấy toàn bộ lượng ancol thu được đem oxi hoá bằng CuO. Lấy hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng (hỗn hợp X) với CuO cho tác dụng với Ag2O/dung dịch NH3, t0 thì thu được 4,32 gam Ag. Hãy xác định % khối lượng của anđehit trong hỗn hợp X:
A. 20% B. 40% C. 60% D. 50%
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất: benzene, hex – 1 – en và toluen. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1,00 tấn benzen với hiệu suất 78%.
Toluen và benzen phản ứng được với chất nào sau đây:
(1) dung dịch brom trong CCl4;
(2) dung dịch kali pemanganat;
(3) hi đro có xúc tác Ni, đun nóng;
(4) Br2 có bột Fe, đun nóng?
Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra.
So sánh tính chất hóa học của etylbenzen với stiren, viết phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa.
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hóa học của phản ứng giữa stiren với:
a) H2O (xúc tác H2SO4)
b) HBr
c) H2 (theo tỉ lệ số mol 1:1, xúc tác Ni)